TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TƯ VẤN SỨC KHỎE

"PRI-ON"-- TÁC NHÂN GÂY CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG

17/03/2023191 Lượt xem

 

    Xten-li Pru- xi – nê  nhà khoa học đầu tiên được nhận giải thưởng NÔ-BEN 1997 là nhà khoa học Mỹ nổi tiếng ba lần được phong hàm giáo sư trong các lĩnh vực thần kinh học,siêu vi trùng và sinh hóa.

   Pru- xi – nê năm nay 55 tuổi, là giảng viên trường đại học tổng hợp Ca-li-phooc- ni-a. Giáo sư sẽ được nhận khoản tiền thưởng lớn: 7,5  triệu Cu-ron Thụy Điển(tương đương 1 triệu USD)

   Hội đồng khoa học xét duyệt ở Stốc-khôm đã quyết định dành cho Pru-xi-nê phần thưởng cao quý do nhà bác học có phát minh quan trọng: tìm ra tác nhân gây các bệnh nhiễm trùng được gọi là “ Pri-ôn” .Từ trước đến nay, người ta cho rằng, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể là vi trùng, siêu vi trùng, nấm và các cơ thể ký sinh. Pru-xi-nê đã bổ xung thêm vào đó một loạt tác nhân mới. Đây là các Prô-tê-in tế bào tuy vô hại nhưng lại có khả năng làm thay đổi cấu trúc và trong những điều kiện nhất định, có thể biến thành tố chất độc hại đối với cơ thể sống. Vi lượng của nó có thể gây ra các bệnh gây tử vong ở người và động vật.Ở người, bệnh có thể làm bệnh nhân thiểu năng trí tuệ . Ở động vật, bệnh đó được giới y học quốc tế đặt tên là “ bệnh bò điên” , như đã từng xảy ra với đàn gia súc nước Anh. Pri-ôn cũng có thể gây ra các bệnh tương tự ở cừu, khỉ, hươu, nai và mèo.Cho đến nay cơ thể của người và động vật chưa có khả năng sản ra một chất nào đó để chống lại Pri-ôn. Về kích thước, nó nhỏ hơn siêu vi trùng, hệ miễn dịch của người và động vật chưa có phản ứng chống lại và bất lực trước sự tấn công của nó. 

    Xten-li Pru-xi-nê đã nghiên cứu đề tài này từ cách đây 25 năm , khi bệnh nhân của ông chết vì bệnh não, nhưng không ai giải thích được nguyên nhân cụ thể của nó là gì. Nhiều nhà khoa học Mỹ đã tỏ ý hoài nghi công trình nghiên cứu của ông. Năm 1982 Pru-xi-nê đã tách được tác nhân gây bệnh từ phần não mắc bệnh. Phát minh trên của ông có ý nghĩa lớn lao vừa để nghiên cứu một số bệnh nan y ở não, vừa để bào chế ra các loại thuốc cần thiết.

Hồng Tâm

(theo “ Tin tức”  12-10-1997)

Tiền Phong số 112 , 18-10-1997

 

 

https://qik.com.vn/