TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TƯ VẤN SỨC KHỎE

CHỮA VIÊM ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA BẰNG PP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

17/03/2023230 Lượt xem

     Dây thần kinh tọa, theo Y học hiện đại là dây thần kinh hông to (DTKHT). Dây thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, do các rễ thần kinh thắt lưng L4, L5 và rễ cùng S1, S2 hợp thành. Từ vùng chậu hông, DTKHT đi qua vùng khớp xương cùng chậu, chui qua lỗ khuyết của xương chậu, rồi qua giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn của xương đùi để vào mông, nằm giữa hai lớp cơ mông, chui sâu vào cơ mặt sau đùi xuống khoeo.Tại phía trên khoeo ,dây chia đôi thành dây thần kinh khoeo trong (dây thần kinh chày)đi thẳng xuống ống chân và gót chân,vào gan bàn chân,chỉ huy các cơ gập các ngón chân, và dây thần kinh khoeo ngoài (dây thần kinh mác)đi ra phía ngoài ống chân xuống mu bàn chân,chỉ huy các cơ ngửa các ngón chân. Hình A các rễ thần kinh L4, L5, S1, S2 hợp thành DTKHT . Hình B, C, D ,E,F: đường đi của DTKHT.

 

 

 

 Hinh A   :   Các đám rối thắt lưng cùng và cụt .DTKHT- Dây thần kinh ngồi .

 

 

Hình B: Các đám rối cùng và cụt 

 

   

 

 

Hình C : Đường đi của dây TKHT .

 

 

 

 

 

Hình D: Các cơ cẳng chân và đường đi của dây TKHT .

 

 

 

 

Hình E: các cơ cẳng chân -nhìn sau và đường đi của dây TKHT .

 

 

 

 

Hình F: Các cơ cẳng chân - nhìn trước và nhánh khoeo ngoài của dây TKHT .

Chức năng chủ yếu của DTKHT  là điều khiển sự vận động chi dưới.

     Đau DTKHT là một hội chứng hay gặp trong cộng đồng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động nhất là những người lao động chân tay. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 60, nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ngày nay gặp ở cả những người còn trẻ tuổi.

    Triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, xuống sau đùi tới khoeo chân, hoặc tới cả gót chân. Có trường hợp chỉ đau một bên chân, có trường hợp bị đau cả hai chân, hạn chế vận động, không ngồi xổm được, đứng thẳng gối cúi xuống ngón tay không chạm đất được; đi lại, co duỗi hay chuyển tư thế đều hạn chế. Cơn đau có khi dài hoặc ngắn, đau âm ỉ hoặc có những cơn đau dữ dội, ho hoặc hắt hơi cũng đau. Có tư thế giảm đau (nghiêng người sang một bên thì đỡ đau ) hoặc không có tư thế giảm đau. 

    Có nhiều nguyên nhân gây viêm đau thần kinh tọa ( tọa nghĩa là ngồi ) như viêm đau do nhiễm khuẩn, đau do thoái hóa hoặc vôi hóa cột sống thắt lưng hoặc do thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh L4, L5 . Có trường hợp đau thần kinh tọa mà không rõ nguyên nhân : không do khuẩn, chụp CT hoặc MRI không thấy chèn ép rễ thần kinh L4, L5 .Nếu viêm đau DTKHT do nhiễm khuẩn phải dùng thuốc đặc trị .

     Phương pháp TĐCS Việt Nam nhận thấy sự biến đổi hình thái sinh lí cột sống vùng thắt lưng là nguyên nhân gây viêm đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra sự biến đổihình thái sinh lí tại một số vùng khác trên cột sống cũng liên quan đến sự biến đổi cột sống vùng thắt lưng và gây nên bệnh viêm đau thần kinh tọa.

     Sự biến đổi hình thái sinh lí cột sống vùng thắt lưng và các vùng khác trên cột sống gây nên viêm đau dây thần kinh tọa được phân thành các loại như sau :

            1-Loại liên lồi co dầy hoặc co mỏng : Tương ứng với viêm đau dây thần kinh tọa hai bên

            2-Loại liên lõm xơ : tương ứng với viêm đau thần kinh tọa hai bên.

            3-Loại liên lồi lệch co dầy hoặc mỏng hoặc liên lệch co dầy hoặc mỏng : tương ứng với viêm đau thần kinh tọa một bên phải hoặc trái.

            4-Loại liên lõm lệch, xơ : tương ứng với viêm đau dây thần kinh tọa một bên phải hoặc trái.

 

 

 

Hình 1: Vùng L1, L2 liên lõm liên quan đến L5,S1,S2,S3 liên lồi gây đau thần kinh tọa 2 bên

 

 

 

 

  Hình 2: L5,S1,S2 liên lồi gây đau thần kinh tọa 2 bên( vùng thắt lưng thoái hóa và vôi hóa)

 

 

 

 

Hình 3: Từ L5 đến S3 liên lồi lệch phải gây đau thần kinh tọa bên phải 

 

 

 

 

Hình 4: Từ C6 đến T1 liên lồi lệch phải, liên quan đến vùng L4,L5 và S1,S2 lệch phải, gây đau thần kinh tọa bên phải.

 

 

 

 

Hình 5: Liên lệch phải từ C6 đến T3 gây đau thần kinh tọa bên chân trái

 

 

 

 

Hình 6: Liên lõm lệch phải từ T11 đến L2 gây đau thần kinh tọa bên phải. 

 

 

 

 

 Hình 7: Liên lõm vùng thắt lưng từ L2 đến L5 gây đau thần kinh tọa 2 bên

 

 

 

Hình 8: Liên lõm từ T12 đến L3 gây đau dây thần kinh tọa 2 bên (từ T12 đến L5 thoái hóa và vôi hóa)

Các dấu hiệu nhận biết viêm đau dây thần kinh tọa :

           1-Dấu hiệu thống điểm đau (Walleix dương tính )

           2-Dấu hiệu đứng cúi hạn chế

           3-Dấu hiệu ngồi xổm hạn chế

           4-Dấu hiệu nâng chân hạn chế (dấu hiệu Lasègue)

           5-Dấu hiệu giãn cột sống hạn chế

           6-Dấu hiệu đi nhanh hạn chế

      Trong 6 dấu hiệu trên đây, dấu hiệu thống điểm đau là dấu hiệu cơ bản để phân biệt bệnh đau dây thần kinh hông với những bệnh có dấu hiệu đau và hạn chế vận động khác không phải là viêm đau dây thần kinh hông to .

      Về Điều Trị : Phương pháp TĐCS Việt Nam xác định cần phải điều trị  phục hồi các dấu hiệu vận động  hạn chế của bệnh nhân trở về các trạng thái bình thường, trả lại khả năng lao động, làm việc cho bệnh nhân. Khi các dấu hiệu vận động hạn chế đã hết thì các triệu chứng đau cũng hết và sự biến đổi hình thái sinh lí của cột sống cũng dần được phục hồi.

  

  Điều trị cụ thể các dấu hiệu hạn chế.

        1_Cách xác định các thống điểm đau :

                -Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm sấp trên giường, chỉ mặc quần đùi đối với nam giới.

                       Đo từ S5 ngang ra đến xương cánh chậu (điểm ở hông )

                       Xác định điểm ở giữa ngấn mông (điểm ở mông )

                       Xác định điểm ở giữa khoeo chân ( điểm ở khoeo )

                       Xác định điểm ở gân Achilles (điểm ở gót )

                 -Cách tiến hành : Dùng ngón tay cái ấn mạnh tại các điểm ở hông, mông, khoeo vừa xác định và bật mạnh tại gân Achilles, nếu đau thì đúng là viêm đau DTKHT. Có bệnh nhân mới đau đến mông hoặc khoeo, chưa đau đến gót chân. Không phải tất cả các bệnh nhân viêm đau DTKHT đều đau cả bốn điểm hông, mông, khoeo, gót chân.

                                                    Có người bệnh bị đau tại vùng thắt lưng lan xuống phía ngoài hông, xuống vùng mấu chuyển lớn, đau xuống mé ngoài đùi và mé ngoài bắp chân. Bấm tại các thống điểm không bị đau, không có dấu hiệu đứng cúi hạn chế ,ngồi xổm hạn chế, nâng chân hạn chế thì không phải viêm đau DTKHT mà đau do nguyên nhân khác.

                                                     Dấu hiệu thống điểm đau tương ứng với hình thái cột sống đơn lồi hoặc đơn lệch co dầy hoặc co mỏng. Nếu đốt sống bị đơn lồi lệch F thì điểm đau ở chân bên F và ngược lại. Nếu đốt  sống bị biến đổi đơn lệch co thì điểm đau ở một bên , có khi cùng bên hoặc khác bên với đốt sống biến đổi đơn lệch.

                                                     Điều trị dấu hiệu thống điểm đau : _Tư thế người bệnh : Nằm nghiêng phía bên lệch lên phía trên, chân chéo hoặc chân co tối đa. Thầy thuốc : áp dụng các phương thức thủ thuật thích hợp, đứng cúi thao tác theo chiều từ trên xuôi xuống hướng chếch 45độ(hình 45 ).Chú ý thao tác đến ngưỡng thì ngừng.

 

 

    

 

     2_Cách xác định dấu hiệu đứng cúi hạn chế :

                 -Tư thế bệnh nhân : Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân chụm lại, giữ hai gối thẳng, từ từ cúi xuống, nếu hai ngón tay trỏ chạm được tới ngón chân cái là bình thường, nếu không chạm được tới ngón chân cái là bị hạn chế. Có người hạn chế tới 40 hay 50cm. Khi cố gắng cúi xuống nữa thì sẽ đau cơ ở bắp chân, các cơ ở mặt sau đùi, đau ở hông. 

                                                        Dấu hiệu đứng cúi hạn chế trong bệnh viêm đau dây thần kinh tọa thường gặp ở hình thái cột sống vùng thắt lưng và vùng khác có liên quan bị biến đổi liên lồi co dầy hoặc mỏng, liên lồi lệch co dầy hoặc mỏng, liên lệch co dầy hoặc mỏng.        

                  -Phương pháp điều trị : Khi bệnh nhân cúi xuống đến mức tối đa. ta bảo bệnh nhân cố gắng đứng ở tư thế đó, dùng hai bàn tay vuốt ở hai bên cơ thẳng lưng từ trên xuống, thấy cơ co ở đâu thì tại đó cần phải giải tỏa, dùng hai ngón tay vuốt hai bên rãnh sống bệnh nhân theo hướng từ trên xuống thấy cơ co cộm ở đâu thì tại đó sẽ có trọng điểm. Tùy thuộc vào hình thái của trọng điểm và mức độ co ở cơ thẳng lưng mà áp dụng các thủ thuật, tư thế cho thích hợp. Sau mỗi lần điều trị, kiểm tra lại sự tiến triển của dấu hiệu đứng cúi hạn chế của bệnh nhân. Có trường hợp bệnh nhân chỉ điều trị một hay hai ba lần đã cúi thêm được nhiều rồi.                                 

           3_Cách xác định dấu hiệu ngồi xổm hạn chế :

                  -Tư thế bệnh nhân : Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân ngang nhau và cách khoảng 14 đến 15cm. Bảo bệnh nhân từ từ ngồi xổm xuống. Nếu bệnh nhân ngồi mà mông cách đất 7cm là bình thường, nếu cách hơn 7cm là bị hạn chế. Có bệnh nhân không ngồi xổm được, nếu cố ngồi xuống thì rất đau và sẽ bị ngã.                               

                 -Phương pháp điều trị : Bệnh nhân ngồi trên ghế gỗ cao khoảng 35cm, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, từ từ cúi người xuống, với hai tay theo hai chân . Vùng cơ co ở đâu thì vùng đó cần phải giải tỏa, giải tỏa cơ co cả ở ngoại vi và ở trên đốt sống có trọng điểm. Sau mỗi lần điều trị, kiểm tra lại sự tiến triển của dấu hiệu ngồi xổm hạn chế.

           4_Dấu hiệu nâng chân hạn chế (Lasègue)

                 -Tư thế bệnh nhân : Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay để thẳng vào hai bên thân mình. Thầy thuốc đỡ gót chân bệnh nhân từ từ nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế đầu gối chân thẳng. Nếu nâng được một góc từ 80độ trở lên so với mặt giường là bình thường, nếu chỉ nâng được một góc dưới 80độ là bị hạn chế (dấu hiệu Lasègue dương tính ). Có bệnh nhân bị hạn chế nâng cả hai chân ( bị viêm đau thần kinh cả hai chân ), có bệnh nhân chỉ bị hạn chế nâng chân một bên chân ( chỉ bị viêm đau thần kinh tọa một bên chân ).

                -Phương pháp điều trị : Nâng chân hạn chế thường bị co cơ mặt sau đùi ( cơ bán gân, cơ nhị đầu dài....) và cơ bắp chân ( cơ dép ). Cách xác định đốt sống có trọng điểm và vùng cột sống biến đổi liên quan đến nâng chân bị hạn chế tương tự như dấu hiệu ngồi xổm hạn chế. Phải khám trên toàn bộ cột sống từ T2 ( đốt sống lưng thứ 2 ) tới vùng cùng. Sau mỗi lần điều trị, kiểm tra lại sự tiến triển của dấu hiệu nâng chân bị hạn chế.

           5_Dấu hiệu giãn cột sống bị hạn chế :

    Dấu hiệu giãn cột sống là căn cứ để đánh giá cụ thể mức giãn bình thường hay bị hạn chế của các đốt sống L4, L5, S1, S2 trong bệnh viêm đau DTKHT. Căn cứ đó không chỉ đánh giá về các đốt sống, vùng thắt lưng và vùng xương hông bị biến đổi mất hình thái sinh lí mà còn xem sự hạn chế đó có liên quan đến sự biến đổi các đốt sống vùng khác ảnh hưởng đến độ giãn các đốt sống vùng thắt lưng và vùng hông, làm hạn chế sự vận động của cơ thể.

    Cách xác định độ giãn cột sống hạn chế :

              -Tư thế người bệnh : đứng thẳng, hai tay buông thõng, hai chân cách nhau khoảng 15cm. Dùng thước dây có chia cm đánh dấu hai đầu của một đoạn dây có độ dài 10cm tính từ mỏm gai sau đốt sống L5 trở lên. Ta bảo bệnh nhân từ từ cúi xuống đến mức tối đa.Thầy thuốc lấy thước dây đo lại khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu đó, nếu đo được từ 14cm đến 15cm trở lên đối với nam giới là bình thường. Nếu đo được dưới 14cm là bị hạn chế. Đối với nữ giới, chỉ số giãn bình thường từ 3 đến 3,5cm, dưới 3cm là bị hạn chế.

             -Phương pháp điều trị :  Khi bệnh nhân cúi xuống đến mức tối đa, thầy thuốc dùng bàn tay vuốt từ T2 xuống, cơ co ở đâu thì tại đó cần phải giải tỏa. Dùng hai ngón tay trỏ vuốt dọc theo rãnh sống  từ T2 xuống, chỗ nào co cộm thì tại các đốt sống đó có trọng điểm. Tư thế bệnh nhân trong điều trị áp dụng như dấu hiệu ngồi xổm hạn chế. Chú ý giải tỏa lớp cơ đệm xơ co trên đốt sống trọng điểm.

      Sau mỗi lần điều trị kiểm tra lại dấu hiệu giãn cột sống hạn chế của bệnh nhân. 

              6_Dấu hiệu đi nhanh hạn chế : Dấu hiệu đi 30m là căn cứ để đánh giá về chức năng vận động chi dưới bình thường hoặc bị hạn chế trong bệnh viêm đau DTKHT. Căn cứ này không chỉ đánh giá về chức năng vận động của chi dưới bị hạn chế mà còn xem sự hạn chế đó là dấu hiệu biến đổi không bình thường của hệ cột sống, chủ yếu là các đốt  L4, L5, S1,S2 trong dấu hiệu đi nhanh bị hạn chế. 

     Xác định dấu hiệu đi nhanh 30m bị hạn chế :  Để đánh giá, người thầy thuốc hướng cho bệnh nhân đi nhanh hết tốc độ trên một khoảng cách dài 30m. Nếu đi hết 17 đến 20 giây là bình thường, nếu đi hết 21giây trở lên là bị hạn chế.

     Xác định trọng điểm và điều trị :    -Người bệnh : Không mặc áo, để lưng trần ( đối với nam ), với nữ có thể mặc áo có cúc ngược lại sau lưng và hướng bệnh nhân đi nhanh hết khoảng cách 30m. Thầy thuốc đi phía sau quan sát sẽ thấy :

                                                                      -Dấu hiệu đi nhanh 30m bình thường thì trên cột sống lưng bệnh nhân không có những lớp cơ nổi sóng.

                                                                    -Dấu hiệu hạn chế : Trên cột sống bệnh nhân sẽ có những bó cơ nổi lên thành hình sóng từ khớp háng và xương cùng dồn đến đốt sống tương ứng ; dồn vào đốt sống nào thì tại đốt sống đó có trọng điểm. Tùy thuộc vào hình thái của trọng điểm mà áp dụng các tư thế, phương thức, thủ thuật điều trị thích hợp.

    Các bạn đọc thân mến : Trên đây chúng tôi giới thiệu những nội dung chính trong khám (xác định ) và điều trị (giải tỏa ) 6 dấu hiệu vận động hạn chế trong bệnh viêm đau DTKHT ( thần kinh tọa ). Khi các dấu hiệu hạn chế được phục hồi dần dần thì các triệu chứng đau sẽ đỡ dần rồi hết hẳn ; hình thái cột sống biến đổi cũng sẽ được phục hồi lại dần dần.

    Chú ý : Cần phân biệt viêm đau dây thần kinh tọa với viêm đau khớp cùng chậu và viêm đau khớp háng để có phương hướng và biện pháp điều trị thích hợp.

 

                                                                                                                                                                                     

                                                                                                                                                                       Đỗ Đình Thi

https://qik.com.vn/