TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

CÂU CHUYỆN Y HỌC

Phải chăng lương y Việt nam có thể chữa khỏi bệnh suy tủy.

17/03/2023121 Lượt xem
  • Một thanh niên từng bị suy tủy ở Vĩnh Phú vừa cưới vợ.
  • Kết hợp đông – Tây Y một hướng chữa suy tủy bước đầu có kết quả ở Việt Nam

Ngày 10/11/1994, tôi nhận được thư mời của Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm phương pháp chữa bệnh bằng phương pháp Tác động cột sống tại Hà Nội “…bệnh nhân Trần Văn Tiến quê ở thôn Yên Tâm, xã Yên Đông,huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc mắc bệnh suy tủy, được lương y Nguyễn Tham Tán chữa khỏi năm 1986, nay tổ chức cưới vợ. Vậy mời anh Cồn cùng cán bộ trung tâm đi dự…”

 

Tôi sững sờ, bởi theo chỗ tôi biết, từ trước tới nay,những bệnh nhân suy tủy, chẳng mấy ai có thể thoát được lưỡi hái tử thần. Đó là căn bệnh rất khó chữa đối với cả nền y-dược học của thế giới nếu không muốn nói nan giải chẳng kém gì ung thư, mà ở Việt Nam nói cụ Tán có thể chữa được bằng phương pháp tác động cột sống thì quả là một tin mừng! Tôi quyết định đi Vĩnh Phú.

 

Thế nào là bệnh suy tủy ?

 

Đó là một bệnh lý mà tủyxương (màu đỏ) bị suy giảm chức năng tạo máu, dẫn tới thiếu hồng cầu. Biểu hiện của bệnh là da xanh, niêm mạc (môi, mắt) nhợt nhạt. Đứng lên, ngồi xuống thấy ù tai, hoa mắt. Đi lại rất khó khăn, cứ đi được đoạn ngắn lại phải dừng lại thở.Đối với nữ có biểu hiện kinh nguyệt, đối với nam chức năng sinh dục gần như ngừng hoạt động. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị rụng tóc, móng chân, móng tay không bóng như người bình thường. Khi tủy bắt đầu suy thì bệnh về nhiễm trùng cũng rất khó chữa trị, bởi số lượng bạch cầu đã suy giảm đến mức không còn bình thường.Cũng do thiếu tiểu cầu nên cũng gây xuất huyết dạ dày, đại tràng,…bệnh nhân có thể chết vì suy tim.

 

Về chữa trị, trình độ y học thế giới được coi như mới nhất hiện nay là phương pháp phẫu thuật ghép tủy. Song, phương pháp này cónhững đòi hỏi rất  ngặt nghèo, khó có điều kiện thực hiện.

 

Chiếc xe hơi đưa tôi cùng hai thầy thuốc của Trung tâm tác động cột sống, sau khi đã tới cả chục lần dừng xe để hỏi thăm đường, 10 giờngày 12/11/1994 có mặt ở nhà chú rể Nguyễn Văn Tiến. Nói sao cho hết tình cảm thân thương đến rơi nước mắt của bố mẹ, ông bà và những người thân của chú rểra tận ngõ đón chúng tôi. Tôi hiểu, để có được ngày vui như hôm nay, thật đúng là chị Tạ Thị Lân (mẹ của chú rể) đã nói “ Chính cụ Tán đã sinh ra cháu lần thứ2”. Tôi xiết chặt tay chú rể, một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khuôn mặt sáng ngời vì hạnh phúc.

 

Trong tiếng nhạc xập xình, vui vẻ của lễ cưới, bố mẹvà chú rể thay nhau kể cho tôi nghe câu chuyện 8 năm về trước (1986).Thời điểm ấy, anh Bóc đang theo học trường Tài chính kế toán (bây giờ anh là cán bộ của sở tài chính Vĩnh Phú), chị Lân là y tá của xã Yên Đồng. Trần Văn Tiến là con đầu của anh chị bước vào tuổi 14. Tiến là đứa con ngoan cháu chăm học và tíchcực tham gia lao động giúp mẹ. Một tối cháu đang học và thấy hoa mắt không thể tiếp tục học. Vốn là y tá, nhưng chị Lân không thể xác định cháu bị bệnh gì.Nghĩ cháu bị mệt nên chị cho cháu uống B1 và B6 nhưng tình trạng hoa mắt chóngmặt ở Tiến ngày một tăng. Cho đến một hôm, thấy môi cháu nhợt nhạt khác thường,chị vạch mí mắt cháu thấy trắng nhợt. Biết là cháu đã mắc chứng bệnh gì đó, chị đưa cháu tới bệnh viện Việt Trì. Các bác sĩ kết luận cháu bịa suy tủy và giới thiệu cháu tới bệnh viện Nhi – Thụy Điển (Hà Nội).

 

Nói tới đây, chị Lân liền mở tủ trao cho tôi những giấy tờ của bệnh viện Nhi – Thụy Điển mà chị còn giữ lại, gồm: y bạ, 2 giấy ra viện, 2 phiếu xét nghiệm máu. Tất cả những giấy này đều mang tên Trần Văn Tiến14 tuổi, quê: Yên Tâm, Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phú, mắc bệnh suy tủy. Bác sĩ điều trị: bác sĩ Thư. Giấy ra viện thứ nhất ghi ngày vào: 8/5/1986, ngày ra 2/7/1986, giấy ra viện thứ 2 ghi ngày vào 13/8/1986, ngày ra 19/9/1986, mặt sau của giấy ra viện đều ghi: hẹn khi nào thấy xanh đến khám lại. Như vậy trở lại ý kiến của GS Thái Qúy thì phương pháp điều trị cho Tiến cũng chỉ là truyền máu và uống kèm một số thuốc. Nhưng ta đã thấy: khoảng cách giữa các lần điều trịlà 41 ngày. Trong 41 ngày đó, theo suy nghĩ của tôi, tủy xương của Tiến khôngcòn họat động để sản sinh ra hồng cầu. Nếu kéo dài tình trạng này, kết quả thế nào hẳn chúng ta cũng đoán biết.

 

Vậy, bằng cách nào mà chị Lân lại biết đến cụ NguyễnTham Tán để đưa cháu Tiến đến xin cụ điều trị? Xin ngược dòng thời gian trở lạinăm 1964. Hồi đó cụ Tán đang chữa bệnh cho nhân dân huyện Thanh Thủy. Chị Lân chưa đi lấy chồng, em trai chị là Tạ Văn Lý (lúc đó 6 tuổi) bị di chứng bại liệt không đứng, không đi được. Lý phải lồng 2 tay vào 2 guốc gỗ để bò đi. Nghe tiếng cụ Tán, bố dùng xe đạp thồ Lý sang huyện Thanh Thủy xin cụ chữa trị. Thật lạ kì, chỉ sau mấy tuần tác động cột sống, đôi chân của Lý đã dần dần hoạt độngtrở lại, đến mức chẳng khác những đứa trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Tới tuổi 18, Lý nhập ngũ và trở thành chiến sĩ quân đội. Hiện nay anh đã phục viên, có vợ khá xinh và những đứa con ngoan. Như vậy, cả gia đình chị Lân đã coi cụ Tán là ân nhân từ năm 1964 và vẫn còn liên lạc với cụ đến khi cụ chuyển về Hà Nội.

 

Lại nói, trong những ngày nằm ở Viện nhi Thụy Điển,hơn ai hết cũng là một người trong ngành y, chị Lân ý thức được khả năng của y học hiện đại đối với bệnh suy tủy, chị quyết định đưa con đến nhà cụ Tán ở Trung Tự để cụ cho ý kiến có nhận điều trị hay không (phải đi vào lúc 17 giờ đểbệnh viện không biết). Sau khi khám cân nhắc, cụ Tán nhận điều trị cho cháuTiến nhưng dặn cứ tiếp tục truyền máu ở bệnh viện Nhi Thụy Điển. Từ ngày đó,chiều nào hai mẹ con chị cũng đi xích lô tới Trung Tự. Thật kì diệu, từ khi được cụ Tán chữa, hồng cầu và bạch cầu trong người tiến tụt chậm hơn so với trước, thể lực khá dần lên. Và, tủy xương của Tiến đã hoạt động trở lại để sau 8 năm, Tiến đã trở thành một thành viên cao lớn, khỏe mạnh như ngày hôm nay.Chị Lân cho biết thêm, cùng thời gian năm 1986 có cháu Nguyễn Văn Đức (sinh năm1971), đồng hương với cháu Tiến cũng suy tủy và nằm tại viện Nhi Thụy Điển, đã mất tại bệnh viện.

 

Tối ngày 12/11, chúng tôi trở về nhà cụ Tán ở TrungTự. Cụ cho biết, còn hai bệnh nhân nữa bị suy tủy cũng được cụ chữa khỏi. Một,hiện đang là sinh viên đại học Kiến trúc (Hà Nội). Một đang lao động hợp tác tại Li Bi. Cụ nói: “ Để chữa trị bệnh này, cần có sự phối hợp của Đông và Tây y.”

 

Ghi lại những sự thực trên đây, tôi không có mong muốn gì hơn là Bộ y tế và các nhà khoa học ngành Y- dược học hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hợp tác với Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm phương pháp Tác động cột sống Hà Nội (do cụ Nguyễn Tham Tán làm giám đốc) để nghiên cứu, kết luận, hoàn thiện hơn nữa phương pháp điều trị bệnh, hoàn thiện hơn nữa phương pháp điều trị bệnh suy tủy vì sức khỏe của cộng đồng và của nhân lọai.

 

                                                                                                                       Ghi chép của Nguyễn Bá Cổn        

                                                                                                         Tiền Phong Chủ Nhật Xuân Ất Hợi_1995

                                                                                                                                                        

 

 

https://qik.com.vn/