TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

CÂU CHUYỆN Y HỌC

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠI NÃO TRẺ SƠ SINH BẰNG PP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

17/03/2023193 Lượt xem

      Các bạn thân mến! Theo Y học hiện đại, bại não là một tình trạng bệnh lý được biểu hiện chủ yếu bởi những rối loạn về cử động và tư thế gây ra bởi những tổn thương của não bộ lúc còn đang phát triển ( từ lúc hình thành bào thai đến 24 tháng tuổi).

    Trẻ bại não bị khiếm khuyết nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc mức độ tổn thương của não, trong đó hai chức năng bị tổn thương nhiều nhất là khả năng vận động và khả năng giao tiếp xã hội.

    Ở trẻ nhỏ, triệu chứng của bại não rất kín đáo nên khó phát hiện. Thiếu ôxy rất dễ gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh. Tình trạng thiếu ôxy (ngạt) khi đẻ xảy ra ở 1/500 trẻ sơ sinh, và có thể gây bại não, thậm chí tử vong (1/4 số trẻ ngạt ở mức trung bình sẽ bị bại não). Các nguyên nhân gây bại não có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh. Ngoài khiếm khuyết về vận động như rối loạn cử động hoặc nặng hơn là không có khả năng tự chăm sóc di chuyển, bại não còn kèm theo các khiếm khuyết về giác quan như giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm phát triển (Mental Retardation), động kinh...

    Tỷ lệ mắc bại não trên thế giới khoảng 2 - 2,5/1.000. Đây là một trong những dạng tàn tật có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số tàn tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bại não ở các nước đang phát triển chiếm đa số. Trẻ trai thường mắc bại não nhiều hơn trẻ gái. Bại não nhiều khi còn là hậu quả của ngộ độc cấp hoặc mãn tính (chì, kẽm, thủy ngân...) do nghề nghiệp hay môi trường sống của cha mẹ trước và trong khi mang thai.

    Khi trẻ bị bại não, chúng bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như phát triển chậm, bắp thịt mềm nhũn, đi đứng không được ngay ngắn. Trẻ sơ sinh mất phản xạ Monro khi đã ra đời được 6 tháng. Trẻ bại não có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường. Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh bị tổn thương, xuất phát từ những tai biến trong và sau khi sinh, các bệnh viêm nhiễm, vàng da... Trẻ có thể tự đi được nhưng lại có tướng đi vặn vẹo, nhún nhảy, gót nhấc lên, đầu gối khuỳnh vào, hông quay vào trong, nhất là khi trẻ đi nhanh. Có trẻ bị liệt hoặc chậm nói.

    Có thể xác định bệnh bại não bằng cách chụp hình cắt lớp, MRI, hay siêu âm não (siêu âm não chỉ dùng được khi xương não chưa hoàn toàn trưởng thành, chưa dính liền với nhau, hãy còn thóp).

    Hiện nay có một số phương pháp điều trị bại não như: vật lý trị liệu, thuốc uống, phẫu thuật chỉnh hình gân cơ, phong bế thần kinh bằng các chất hóa học nhưng kết quả rất hạn chế.

    Các bạn thân mến! Trẻ sơ sinh bị bại não sẽ là một gánh nặng cho gia đình các bé, vì trong gia đình thường phải giành hẳn một người để chăm sóc bé hàng ngày. Các bé chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần và nếu không được điều trị tốt thì có thể sẽ là gánh nặng suốt cả đời đối với cha mẹ. Cũng đã có nhiều bài viết về bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rồi, ở bài viết này chúng tôi muốn giới với các bạn kết quả điều trị bệnh bại não trẻ sơ sinh bằng PP Tác động cột sống.

    Các trẻ bị bại não đến điều trị chỗ chúng tôi thường có một số triệu chứng như sau:

    - Trẻ bị yếu hệ vận động hoạc chân tay gân cơ bị co lại. Có nhiều trẻ đã gần hai tuổi nhưng vẫn chưa tự ngồi được, bò được, tay cầm nắm đồ chơi còn yếu.

    - Trẻ ngủ giấc ngắn. Một đêm trẻ thức nhiều lần, mỗi lần thức lại đòi bế và dỗ trẻ hàng tiếng sau mới ngủ tiếp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bố mẹ.

    - Trẻ chậm phát triển về nhận thức, chậm nói, có trẻ khi cười thì lưỡi thè dài ra.

    - Sức đề kháng của trẻ yếu hơn những trẻ bình thường khác, hay bị ốm vặt.

 

    Trong bài viết này, chuyên gia TĐCS  Đỗ Đình Thi xin giới thiệu với các bạn những kết quả bước đầu điều trị bại não cho trẻ nhỏ bằng PP TĐCS Việt Nam:

 - Nhìn chung những trẻ  bị bại não đến nhờ điều trị đều có những biểu hiện( triệu chứng) sau đây:

  *Các cháu đều yếu về chức năng vận động: những cháu đã hơn 2 năm tuổi vẫn chưa biết bò, biết ngồi,

  * các cháu thường ngủ ít, giấc ngủ không sâu, có khi ngủ độ 2 giờ là thức giấc đòi bố mẹ bế và đi dong hoạc cùng chơi với bé khoảng vài tiếng đồng hồ mới lại ngủ tiếp và rồi lại thức sau vài tiếng ngủ khiến bố mẹ hoạc người thân bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều,

  * Các cháu đều chậm phát triển về nhận thức, về nói.

   ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

   Phương pháp TĐCS Việt Nam điều trị trên cột sống của trẻ bị bại não bằng NHU THUẬT của phương pháp nên trẻ không hề quấy khóc khi điều trị. Có trẻ vùa điều trị cháu vừa ngủ luôn cho đến lúc xong điều trị. Mục đích  kết quả điều trị là PHỤC HỒI dần những chức năng chậm phát triển cho trẻ như về vận động , về nhận thức và hầu hết các cháu đều ngủ tốt sau 1 đến 2 lần điều trị giúp hệ thần kinh của các cháu được phục hồi…

    Sự tiến triển của các cháu bị bại não không giống nhau mà phụ thuộc vào thể trạng của từng cháu, mức độ tổn thương não của các cháu, nhưng chúng tôi nghĩ cố gắng giúp các cháu được càng nhiều thì càng tốt.

   Tất cả các cháu đễn với chúng tôi, chúng tôi đều giúp từ thiện. Hiện nay có ba cháu đã tiến triển rất tốt, gia đình cũng rất phấn khởi và vì khi đến với chúng tôi, các cháu đều chưa ngồi được, chưa đứng được, nhưng đến hiện nay các cháu đều đã đi được, có cháu đã chạy nhanh được. Các cháu đều nhận thức tốt, biểu cảm tốt.

     Qua thời gian điều trị cho trẻ bại não chúng tôi nhận thấy:

     + Thời gian vàng điều trị trẻ bại não là trước một năm tuổi. Ở thời kỳ này, sự phục hồi của trẻ đạt kết quả cao nhất và hầu hết các chức năng bị khiếm khuyết của trẻ sẽ được phục hồi trong quá trình điều trị.

     + Thời gian điều trị sau một tuổi nhưng trước hai tuổi trẻ cũng có khả năng phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết nhưng sẽ tiến triển chậm hơn và sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn.

     + Nếu trẻ điều trị khi đã hơn hai năm tuổi đến ba năm tuổi thì sự tiến triển của bệnh sẽ chậm và sẽ mất nhiều công sức của gia đình các bé bị bại não.

     Dưới đây là một số hình ảnh hai cháu bị bại não đã điều trị có kết quả ở chỗ chúng tôi:

 

Ảnh bé Thảo Linh khi mới đến điều trị lúc 10 tháng tuổi.

Ảnh bé Thảo Linh sau 2 tháng rưỡi điều trị.

Ảnh bé Bảo Châu khi mới đến chữa, lúc bé cũng 10 tháng tuổi.

Ảnh bé Thảo Linh và Bảo Châu cũng chơi đùa với nhau. Lúc này bé Thảo Linh đx đi được nhanh rồi, còn Bé Bảo Châu đang Tập đi

 

https://qik.com.vn/