TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

CÂU CHUYỆN Y HỌC

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM VỚI BỆNH VỀ TUẦN HOÀN TIM MẠCH

17/03/2023280 Lượt xem

Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới WHO thì năm 2008,trên thế giới có 17,5 triệu người tử vong vì bệnh của động mạch vành tim; và dự đoán đến năm 2015 sẽ có khoảng 23,8 triệu người tử vong vì bệnh này.Trên thế giới cứ 2 giây có 1 người tử vong vì tim mạch, cứ 5 giây có một người tử vong vì nhồi máu cơ tim.

 Ở Việt Nam, cứ 3 người có 1 người mắc về bệnh mạch vành. Hiện nay,trong số những người tử vong thì chủ yếu là bị bệnh về TIM MẠCH hoặc UNG THƯ (Huyết áp cao, huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim do đ/m vành co thắt ác tính hay do mảng xơ vữa làm tắc chỗ co thắt của đ/m vành; Khối u ác tính trên não, ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp, ung thư phế quản,ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, ung thư máu…..).Bài viết này chúng tôi đề cập đến bệnh về TUẦN HOÀN TIM MẠCH dưới góc nhìn của TĐCS VN.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH VÀ BỆNH VỀ TUẦN HOÀN TIM MẠCH (THTM )CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CỘT SỐNG?
Xin trả lời các bạn: Khi các triệu chứng bệnh về THTM mới ở mức độ rối loạn chức năng thì đã có biểu hiện rồi;Chỉ có điều ta chưa nhận thấy hay bỏ qua mà thôi. Phương pháp TĐCS VN nhận thấy rằng: Những triệu chứng bệnh hay bệnh về THTM nếu được điều trị phòng bệnh hay điều trị kịp thời thì đều có kết quả tốt.Căn cứ vào sự biến đổi của các đốt sống có liên quan đến THTM chúng tôi có thể dự báo sớm 5 năm, 10 năm hoặc sớm hơn nữa cho người bệnh.Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số đốt sống cổ và lưng trên liên quan đến THTM:
*Đốt sống cổ 1 và cổ 2 liên quan đến nhịp tim: Nếu đốt sống cổ 1(C1),cổ 2(C2) bị lệch sang phải sẽ gây tăng nhịp tim và liên quan đến bệnh hô hấp nữa.Ngược lại, nếu đốt C1, C2 lệch trái sẽ gây giảm nhịp tim.Những người có C1,C2 hơi lệch trái, cơ xơ co dầy lên chẩm trái sẽ có cơ địa huyết áp thấp.Đốt cổ C6 lệch trái cũng ảnh hưởng đến nhịp tim(gây giảm nhịp tim). Nếu C6,C7 lệch phải thường hay gây tăng nhịp tim. Nếu trong bệnh huyết áp cao mà có C6,C7 lệch phải, ta phải xoay đẩy ngang sang trái thì nhịp tim sẽ giảm, huyết áp sẽ hạ.Không được đẩy lên,chéo xuyên sẽ gây tăng nhịp tim.
*Nếu T1,T2 (đốt lưng 1 và lưng 2) lệch trái hay lồi lệch trái Sẽ gây thiểu năng động mạch vành tim(ĐMVT), nghĩa là máu vào nuôi cơ tim sẽ giảm do bị suy giảm vận mạch của ĐMVT. Nếu T1,T2 bị lõm xuống sẽ làm cho ĐMVT bị xơ cứng sớm. Sự xơ cúng dẫn tới giảm sự đàn hồi của thành mạch và cũng dẫn tới suy giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim.
*Nếu T1,T2 bị lệch phải hay lồi lệch phải sẽ làm cho ĐMVT có chỗ bị co thắt dần lại. Nếu chỗ bị co lại mà co thắt nhiều sẽ gây nên nhồi máu cơ tim.Có hai động mạch vành tim là động mạch vành trái và động mạch vành phải. Tại sao khi có đốt sống T1,T2 lệch phải hay lồi lệch phải thì ĐMVT sẽ có chỗ bị co thắt lại vẫn còn là một câu hỏi đối với Y học hiện đại.Các loại thuốc hiện nay cũng chỉ làm chậm lại quá trình co thắt của ĐMVT chứ không hạn chế hẳn sự co thắt đó. Để điều trị chỗ co thắt của ĐMVT ,Tây y dùng biện pháp đặt stent ĐMVT tại chỗ co thắt.

*Nếu T3 hay T4 lệch phải hay lồi lệch phải thì nhịp tim sẽ bị kích thích gây tăng và gây ra triệu chứng hồi hộp.Ở người trẻ tuổi dễ bị hồi hộp do những hung phấn về cảm xúc, nên T3,T4 lệch nhiều sẽ dễ gây cáu giận.Ở những người có tuổi, T3,T4 lệch phải gây tăng nhịp tim. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới tăng huyết áp, gây suy tim.
-Phương pháp TĐCS VN xác định sự biến đổi của các đốt sống C1,C2,C6,C7,T1,T2,T3,T4 mà đề ra phương hướng phòng và điều trị thích hợp.PHỤC HỒI HÌNH THÁI BIẾN ĐỔI của các đốt sống đó thì các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần lưu ý đừng để đến giai đoạn nặng hay muộn mới điều trị thì sẽ rất khó chữa và việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, có thể tới hàng năm mới có kết quả ,ví dụ như suy tim độ 3 chẳng hạn.
-Thân gửi các bạn đã học PP TĐCS: Lớp cơ biến đổi trong bệnh tim mạch thường xơ co mềm hay xơ co mềm dầy. Lực chữa phải từ từ, nhẹ nhàng, đầm dần xuống. Không được chữa mạnh như bệnh về chức năng vận động có thể nguy hiểm cho bệnh nhân. Đối với bệnh nhân mà sức khỏe yếu thì phải chữa cách ngày và lực phải nhẹ nhàng thì cơ thể người bệnh mới tự điều chỉnh kịp.
*MỘT SỐ BỆNH VỀ TUẦN HOÀN TIM MẠCH THƯỜNG GẶP:
1-Rối loạn thần kinh tim
2-Cơn đau tim
3-Bệnh ngoại tâm thu
4-Huyết áp cao
5-Huyết áp thấp
-Những triệu chứng thường gặp của bệnh Rối loạn thần kinh tim:
Khó ngủ; Ngủ không yên giấc; Ngủ mơ ác mộng; Hồi hộp khó ngủ; Ngủ thoáng mê; Hay chóng mặt; Mặt mày xây xẩm,người lảo đảo; Ngã ngất sỉu; Nặt bốc nóng; Cơn hồi hộp; Đánh trống ngực; Nóng ran lồng ngực; Nóng ngực trên; Đau tức ngực; Đau tức ngực trái; Đau bó lồng ngực; Đau râm ran lồng ngực; Đau nhói lồng ngực; Đau nhới vùng tim; Tim đập chậm; Tim đập nhanh; Tim đập không đều; Tim loạn nhịp; Ngoại tâm thu; Kém ăn; Ăn không tiêu; Đầy bụng; Lạnh bụng trên.
-Những triệu chứng thường gặp của cơn đau tim:
Đau bó lồng ngực (liên quan đến ĐMVT); Đau vùng thượng vị như dao đâm, tức ngực, khó thở; Đau tức lồng ngực kiêm chứng đau cổ gáy; Đau tức ngực kiêm chứng đau bả vai; Đau lồng ngực người bồn chồn hoảng sợ; Đau tức ngực kiêm chứng đau cổ phải; Đau nhói lồng ngực như bị chẹn làm nghẹt thở.
-Những triệu chứng thường gặp của bệnh ngoại tâm thu:
Cơn hồi hộp; Lo lắng buồn phiền; Đánh trống ngực; Cảm giác như bước hụt hẫng; Ngủ mơ, giật mình như ngã xuống hố; Đau nhói vùng tim; Đau tức ngực; Có tiếng đập mạnh trong ngực; Mặt mày xây mẩm; Huyết áp hạ.
- Một số triệu chứng của Hội chứng tăng huyết áp:
Nhức đầu,buồn nôn; Hoa mắt chóng mặt ù tai; Xây xẩm mặt mày,đứng không vững; Da xanh; Xuất huyêt dưới da,niêm mạc, mắt: Tiểu tiện không thông lợi; Tăng huyết áp tối đa,tối thiểu bình thường; Tăng huyết áp tối đa,giảm huyết áp tối thiểu; Huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm,huyết áp tối thiểu tăng; Huyết áp tối đa tối thiểu đều tăng.
-Một số triệu chứng của Hội chứng hạ huyết áp;
Xây xẩm mặt mày,thoáng mê; Ngất ngừng thở tim ngừng đập nhưng phục hồi rất nhanh; Tim đập chậm,người mệt lả; Hạ huyết áp đột ngột do rối loạn thần kinh tim; Người mệt mỏi kéo dài ,thoáng ngất; Chân tay lạnh,da tín tái,đau vùng tim; Huyết áp thấp do mắc bệnh về hô hấp; Huyêt áp thấp do mứ bệnh về gan; Huyết áp thấp do mức bệnh về tim.
*NHỮNG BỆNH VỀ TIM MẠCH DO DỊ TẬT BẨM SINH như thông liên thất, thông liên nhĩ, thông nhĩ thất,hẹp van tim……đều không điều trị bằng Tác động cột sống Việt Nam được mà phải điều trị bằng ngoại khoa. Khi có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh về tuần hoàn tim mạch,chúng ta nên đi khám và điều trị khịp thời. TĐCS VN có thể giúp đỡ các bạn được.Những đốt sống của vùng cổ xuống tới T3,T4 ngoài liên quan tới những bệnh về tuần hoàn tim mạch, còn liên quan đến nhiều bệnh chứng khác,trong đó có cả NỘI TIẾT. Giữ cho các đốt sống vùng này không bị biến đổi mất hình thái sinh lý bình thường là ta có một cơ thể khỏe mạnh,hệ thống nội tiết hoạt động tốt, đầy đủ.
(Ngày 31-3-2014 Đỗ Đình Thi )

https://qik.com.vn/