TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

Chuyên đề TĐCS

Bạn Đức Tâm Email : letam1784@gmail.com hỏi:

23/03/202380 Lượt xem
Câu hỏi: Bác có thể  giới thiệu tóm tắt nội dung của phương pháp TĐCS được không ? Trong bài giới thiệu về phương pháp, bác có nêu cơ sở khoa học của phương pháp là giải phẫu học, sinh lý học và sinh lý bệnh học cơ thể người ! Bác có thể cho chúng cháu rõ thêm về vấn đề này được không ? Rất mong tin của bác.   Click vào Email của người hỏi để xem nội dung trả lời


    Trả lời

        Chào cháu Đức Tâm: Câu hỏi của cháu gửi đến đã lâu nhưng vì bận quá nên bây giờ bác mới trả lời cháu được. Để mọi người cùng xem, bác đưa câu hỏi và bài trả lời lên mục: Chuyên đề TĐCS.

        Chào cháu Tâm và bạn đọc. Phương pháp TĐCS Việt Nam do Lương Y Nguyễn Tham Tán tìm tòi nghiên cứu và sáng lập ra. Để tránh sau này có những người mạo nhận là tác giả của Phương pháp, Liên Hiệp  Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam đã tặng huy chương vì sự nghiệp Khoa Học và Kỹ Thuật cho Lương Y Nguyễn Tham Tán, người sáng lập ra Phương pháp TĐCSVN. Quyết định do cố Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, chủ tịch Liên Hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ký ngày 26/4/2004. Khi từ giã cõi trần gian, về nơi yên nghỉ vĩnh hằng, còn nhiều điều, nhiều kinh nghiệm mà Thầy Tán (xin phép bạn đọc cho tôi gọi như thế )chưa kịp để lại. Là một học trò của Thầy, hiểu rõ lí luận của phương pháp, quan điểm của phương pháp, tiếp tục duy trì được phương pháp, hoàn thiện và làm sáng tỏ dần phương pháp dưới góc nhìn khoa học,phát triển dần phương pháp,đối với chúng tôi đã là điều hạnh phúc  rồi.

        Trả lời câu hỏi của cháu Tâm, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm cả những nội dung mà thầy Tán đã đề cập đến nhưng chưa viết ra thành sách hay tài liệu để nội dung được đầy đủ và logic.

 

KHÁI QUÁT NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

Phương pháp TĐCSVN có đầy đủ các nội dung của yêu cầu khám và chữa bệnh. Phương pháp có các nguyên tắc,phương thức, thủ thuật khám và chữa bệnh.

 

CÁC NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC, THỦ THUẬT KHÁM BỆNH

I _ Các nguyên tắc khám bệnh:

Nguyên tắc là những quy định bắt buộc của phương pháp mà người thầy thuốc của trường phái phải tuân thủ trong khám và theo dõi sự tiến triển của bệnh.

    1_ Nguyên tắc đối xứng: quy định về cân bằng và mất cân bằng của hệ cột sống,

    2_ Nguyên tắc Hưng phấn: quy định về khu vực khu trú bệnh lí,

    3_ Nguyên tắc định khu định điểm: quy định về điểm trung tâm bệnh lí,

    4_ Nguyên tắc thăm dò và tiên lượng: quy định về phương hướng và biện pháp điều trị.

 

II _ Các phương thức khám bệnh: Phương thức là cách thức,con đường xác định nhanh,chính xác trọng điểm.

    1_ Phương thức đối nhiệt: Xác định nhiệt độ trọng khu tương ứng nhiệt độ nội tạng và ngoại vi .

    2_ Phương thức động hình: nhằm xác định mối liên quan điểm đau ở ngoại vi liên quan với đốt sống .

    3_  Phương thức đối động: nhằm xác định sự liên quan của trọng điểm với ngoài trọng điểm .

    4_ Phương thức co cơ tương ứng: xác định sự hạn chế vận động liên quan đốt sống tương ứng .

    5_ Phương thức chuyển tư thế: xác định hình thái đốt sống bệnh lí.

 

III _ Các thủ thuật khám bệnh: Là các yêu cầu về kĩ thuật và thủ thuật của phương pháp.

    1_ Thủ thuật áp: xác định sự biến đổi về nhiệt độ da,

    2_ Thủ thuật vuốt: xác định hình thái đốt sống và lớp cơ bệnh lí,

    3_ Thủ thuật ấn: xác định vị trí khu trú của lớp cơ bệnh lí ở lớp ngoài, lớp giữa hay lớp trong,

    4_ Thủ thuật vê: xác định hình thái lớp cơ bệnh lí,

    5_ Thủ thuật miết: thăm dò tiên lượng.

 

CÁC NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC , THỦ THUẬT CHỮA BỆNH

I _ Các nguyên tắc chữa bệnh: Là những quy định bắt buộc đối với các thầy thuốc của trường phái trong điều trị bệnh.

    1_ Nguyên tắc tạo sóng cảm giác: quy định về tốc độ tác động,

    2_ Nguyên tắc định lực: quy định về lực tác động,

    3_ Nguyên tắc định hướng: quy định về hướng tác động,

    4_ Nguyên tắc định lượng: quy định về lượng thời gian tác động,

    5_ Nguyên tắc điều nhiệt: quy định về theo dõi sự tiến triển .

 

II _ Các phương thức chữa bệnh: Là cách thức, biện pháp để giải tỏa nhanh hiệu quả trọng điểm.

    1_ Phương thức nén: quy định tư thế, thao tác tạo cho đốt sống chuyển động. Áp dụng trong trường hợp đốt sống dính cứng .

    2_ Phương thức sóng: quy định tư thế thao tác để giải tỏa lớp cơ bệnh lí .

    3_ Phương thức đơn chỉnh: quy định tư thế thao tác tại một điểm .

    4_ Phương thức song chỉnh: quy định tư thế thao tác tại hai điểm cùng một lúc .

    5_ Phương thức vi chỉnh: quy định giải tỏa trọng điểm ở thể hẹp hay hình thái so le của đốt sống bệnh lí.

 

III _ Các thủ thuật chữa bệnh: Là những yêu cầu về mặt kĩ thuật trong điều trị bệnh.

    1_ Thủ thuật đẩy: ứng dụng đối với hình thái đốt sống bị dính cứng,

    2_ Thủ thuật xoay: ứng dụng với lớp cơ bệnh lí xơ sợi không di động,

    3_ Thủ thuật Bật: ứng dụng với lớp cơ bệnh lí xơ sợi di động,

    4_ Thủ thuật rung: ứng dụng với lớp cơ teo mềm mỏng,

    5_ Thủ thuật lách: ứng dụng để xác định trọng điểm mới trong lúc đang điều trị.

     6_Thủ thuật bỉ : ứng dụng đối với đốt sống lõm cân .

  

   Mục đích khám bệnh trong phương pháp TĐCS là xác định  trọng điểm . Mục  đích chữa bệnh trong TĐCS là giải tỏa trọng điểm . Tên gọi một số thủ thuật như vuốt, ấn, miết, đẩy, bật, rung... cũng giống như trong Y học cổ truyền nhưng yêu cầu về kĩ thuật thì khác nhau. Vì vậy nên y sĩ, bác sĩ Y học cổ truyền đã tương đối thành thạo xoa bóp bấm huyệt nhưng chưa tuân thủ đúng yêu cầu của phương pháp trong điều trị thì hiệu quả điều trị sẽ  không cao, nhất là những bệnh khó chữa, trẻ em nhỏ tuổi , người cao tuổi ....

 

                                                           PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ
    

      Loại là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường như đốt sống lồi, đốt sống lồi lệch, đốt sống lệch, đốt sống lõm, đốt sống lõm lệch. Về hình thái của lớp cơ đệm thì Loại phân biệt lớp cơ trên đầu gai sống không bình thường như lớp cơ co dầy, lớp cơ mỏng, lớp cơ mềm dầy, mềm mỏng, lớp cơ xơ, lớp cơ sợi,lớp cơ teo...

      Các Thể là sự phân biệt vị trí lớp cơ bệnh lí khu trú ở nông hay sâu, ở lớp ngoài, lớp giữa hay lớp trong và bề mặt phát triển hẹp, rộng hay lớn từ đốt sống sang cơ lưng.

      Loại và Thể là cơ sở cho chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh và đề ra phương hướng điều trị.

Hình thái loại và thể của đốt sống và lớp cơ không bình thường gồm có:

 1_ Hình thái đốt sống lồi  .                                                        2_ Hình thái đốt sống lồi lệch .

 3_ Hình thái đốt sống lệch .                                                      4_ Hình thái đốt sống lõm lệch .

 5_ Hình thái đốt sống lõm .

                                                      

 * Hình thái loại và thể đốt sống lồi:

Đốt sống lồi là đốt sống cong lồi ra phía sau ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của cột sống, biểu hiện bằng các hình thái:

a_ Loại đơn lồi                                                                          b_ Loại liên lồi

c_ Loại lồi trên                                                                          d_ Loại lồi dưới

Hình thái lớp cơ đệm trên đầu gai đốt sống lồi gồm: lớp cơ co, lớp cơ cứng, lớp cơ mềm, lớp cơ dầy, lớp cơ mỏng, lớp cơ xơ rối chia ra nhiều thể

THỂ: Các loại đốt sống lồi đểu có thể biểu hiện một trong ba thể:

 - Thể hẹp ngoài viết tắt là HN

 - Thể rộng ngoài viết tắt là RN

 - Thể lớn ngoài viết tắt là LN                 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

         Hình 1( Đốt sống C7lồi ra sau )                                                         Hình 2 (Các đốt C6, C7, T1 liên lồi ra sau)                                                                                                                                     

  

 

                                                                            

  Hình 3 (Các đ/s C5,6,7; T1 liên lồi và đốt liền phía dưới lõm)

 

Hình 4 (Các đ/s thắt lưng liên lồi lệch trái, các đốt từ C6 đến T5

liên lõm lệch phải)

                                                                                                                                                                                                                                                        

 

                                                                                                                                                                       

                                                                                                                                                  Hình 4                                                                                                                                                       

                                                                                             Hình minh họa                                                                                                                                                   

 

* Hình thái loại và thể đốt sống lồi lêch:

Đốt sống lồi lệch là hình thái của đốt sống mất bình thường lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái,ảnh hưởng đến đường cong và đường thẳng sinh lí của hệ cột sống biểu hiện bằng nhiều hình thái khác nhau.

Hình thái loại và thể của đốt sống lồi lệch gồm có:

 a_Loại đơn lồi lệch                                                               b_ Loại liên lồi lệch

 c_ Loại lồi lệch trên                                                               d_ Loại lồi lệch dưới

Lớp cơ đệm trên đầu gai sống đốt sống lồi lệch có các hình thái như: lớp cơ co dầy, co mỏng, mềm dầy, mềm mỏng, cứng dầy, cứng mỏng, xơ dọc, xơ ngang, xơ chéo, xơ rối, tròn dọc, tròn ngang, tròn chéo, dẹt dọc, dẹt ngang, dẹt chéo.

 

Về thể của các loại đốt sống lồi lệch gồm có:

- Thể ngoài hẹp (HN)                                                          - Thể ngoài giữa hẹp (NGH)

- Thể ngoài rộng (NR)                                                         - Thể ngoài giữa rộng (NGR)

- Thể ngoài lớn (NL)                                                            - Thể ngoài giữa lớn (NGL)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Hình 5 (Đ/s C5,6 lồi lệch sang phải)                                             Hình 6 (Đ/s C7, T1 lồi lệch phải)

   

Hình minh họa

 

* Hình thái loại và thể đốt sống lệch:

 

Đốt sống lệch là hình thái của đốt sống không lồi, không lõm nhưng lệch về một bên phải hoặc trái ảnh hưởng đến đường thẳng sinh lí của hệ cột sống biểu hiện cụ thể bằng các hình thái như:

a_Đốt sống đơn lệch: một đốt lệch phải hoặc trái

b_ Đốt sống liên lệch: nhiều đốt sống liền nhau lệch phải hoặc trái

c_ Đốt sống lệch trên: phần trên đốt sống lệch phải hoặc trái

d_Đốt sống lệch dưới: phần dưới đốt sống lệch phải hoặc trái

 

Về Thể các đốt sống lệch gồm có:

- Thể giữa hẹp                                 - Thể giửa rộng                                  - Thể giữa lớn

- Thể giữa trong hẹp                      - Thể giữa trong rộng                        -  Thể giữa trong lớn

- Thể ngoài giữa hẹp                     - Thể ngoài giữa rộng                       - Thể ngoài giữa lớn

- Thể ngoài giữa trong hẹp           - Thể ngoài giữa trong rộng            - Thể ngoài giữa trong lớn

Hình thái của lớp cơ đệm ở trên đầu gai đốt sống  lệch gồm có: lớp cơ co, lớp cơ cứng, lớp cơ dầy, lớp cơ

mỏng, lớp cơ xơ,sợi dọc,sợi ngang,sợi chéo .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hình7(Nhiều đ/s liền nhau lệch về bên phải. Hình8 :(C5 lệch trái, C6,7 lệch phải)

 

                                                                         Hình minh họa

 

 

* Hình thái loại và thể đốt sống lõm lệch

Đốt sống lõm lệch là hình thái của đốt sống lõm và lệch về một phía phải hoặc trái, ảnh hưởng đến đường thẳng và đường cong sinh lí của hệ cột sống gồm các hình thái như:

a_ Đốt sống đơn lõm lệch                               b_ Đốt sống liên lõm lệch

c_ Đốt sống lõm lệch trên                               d_ Đốt sống lõm lệch dưới

 

Về thể các đốt sống lõm lệch gồm có:

- Thể trong hẹp                       - Thể trong rộng                         - Thể trong lớn

- Thể giữa trong hẹp             - Thể giữa trong rộng                - Thể giữa trong lớn

Hình thái lớp cơ trên đầu gai đốt sống lõm lệch gồm có: lớp cơ xơ,lớp cơ xơ rối, lớp cơ xơ sợi ,lớp cơ teo.

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               Hình minh họa                                                                                                Hình minh họa 

Các đ/s từ T11 đến L2 liên lõm lệch phải                                                  Các đ/s từ T10 đến L4 liên lõm lệch phải       

* Hình thái đốt sống lõm

Đốt sống lõm là hình thái đốt sống đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống gồm các hình thái sau:

a_ Loại đơn lõm                       b_ Loại liên lõm                 c_ Loại lõm trên                   d_ Loại lõm dưới

 

Hình thái lớp cơ đệm trên đốt sống lõm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm.

 

Hình thái loại đơn lõm gồm có: đơn lõm nhẵn, đơn lõm sần sùi, đơn lõm răng cá, đơn lõm gờ.

 

Hình thái loại liên lõm gồm có: liên lõm nhẵn, liên lõm sần sùi, liên lõm răng cá, liên lõm gờ, liên lõm hở.

 

Hình thái loại lõm trên, lõm dưới gồm có: loại lõm trên nhẵn, loại lõm trên hở, loại lõm dưới nhẵn, loại lõm dưới hở.

 

Về thể các đốt sống lõm gồm có:

- Thể trong hẹp                   - Thể trong rộng                        - Thể trong lớn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 9 (3 đốt liền nhau lõm xuống)               Hình 10 (Đ/s lõm nhiều gây nên một số bệnh về hô hấp, tuần hoàn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 11 (Nhiều đ/s liên lõm tạo thành gờ với đ/s phía dưới)           Hình 12 ( Nhiều đ/s liên lõm lệch phải)

 

                                                                      Hình minh họa

 

CÁC THỂ

 

Thể ngoài: Thể ngoài là thể mà lớp xơ bệnh lí bám nông ở trên đầu gai sống bệnh lí và phân chia thành:

-Thể ngoài hẹp tức là lớp xơ bệnh lí chỉ bám nông ở trên đầu gai sống.

- Thể ngoài rộng tức là lớp xơ bệnh lí bám nông ở trên đầu gai sống nhưng lan rộng ra rãnh sống.

- Thể ngoài lớn tức là lớp xơ bệnh lí bám nông ở trên đầu gai sống nhưng lan qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

Thể giữa: Là thể mà lớp xơ bệnh lí bám ở giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu của đốt sống bệnh lí phân chia thành thể giữa hẹp, thể giữa rộng, thể giữa lớn.

 Thể trong: Là thể mà lớp xơ bệnh lí bám rất sâu ở phía trong đốt sống bệnh lí và phân chia thành thể trong hẹp, thể trong rộng, thể trong lớn.

Các thể liên: là thể mà lớp xơ bệnh lí bám ở nhiều lớp cơ bệnh lí và phân chia thành các thể liên như sau:

 - Thể liên ngoài giữa hẹp                                                      - Thể liên ngoài giữa rộng

- Thể liên ngoài giữa lớn                                                        - Thể liên giữa trong hẹp

- Thể liên giữa trong rộng                                                       - Thể liên giữa trong lớn

- Thể liên ngoài giữa trong hẹp                                             - Thể liên ngoài giữa trong rộng

- Thể liên ngoài giữa trong lớn.

 

           Nếu lớp xơ bệnh lí ở thể ngoài hẹp thì điều trị sẽ chóng hết và bệnh sẽ chóng khỏi. Nếu lớp xơ bệnh lí ở thể liên và bề mặt phát triển lớn sang cơ lưng thì điều trị sẽ mất nhiều thời gian và bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

 

 

 Cháu Tâm và các bạn đọc thân mến!

Đối tượng của  PPTĐCSVCN là người bệnh. Muốn điều trị có kết quả cho người bệnh thì ta phải hiểu cơ thể con người lúc bình thường như thế nào, cấu trúc và sự sắp xếp các cơ quan trong cơ thể ra sao và sự vận hành của nó như thế nào? Và khi có bệnh thì cơ thể con người thay đổi như thế nào? Và chính vì vậy TĐCSVN đã lấy giải phẫu học, sinh lí học và sinh lí bệnh học cơ thể người làm cơ sở khoa học để xây dựng nên phương pháp của mình. Nguyên tắc đối xứng dựa trên giải phẫu hệ gân cơ xương khớp của cơ thể người. Nguyên tắc hưng phấn, nguyên tắc định khu định điểm,nguyên tắc tạo sóng cảm giác, nguyên tắc định lượng, nguyên tắc điều nhiệt dựa trên sinh lí học hệ thần kinh nói riêng và sinh lí học cơ thể người nói chung. Nguyên tắc thăm dò tiên lượng dựa trên đặc điểm tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng của cơ thể người trong quá trình điều trị. Nguyên tắc định lực dựa trên cấu trúc cơ thể người và sự sắp xếp các cơ quan nội tạng trong cơ thể để quy định lực tác động thích hợp đối với từng vùng trên cột sống.

Các phương thức, thủ thuật khám và chữa bệnh của phương pháp đều tuân thủ quan điểm trên .

 

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày nguyên tắc đối xứng trong khám và cả theo dõi tiến triển của bệnh trong điều trị của PPTĐCSVN.

Tại sao TĐCSVN lại lấy đối xứng để xây dựng nên nguyên tắc của mình? Vì cơ thể con người, hệ gân cơ xương khớp đối xứng nhau qua một mặt phẳng đi qua chính giữa cột sống theo hướng trước sau(đối xứng trong không gian ba chiều ).Các cơ quan nội tạng thì không theo quy luật này mà sắp xếp trong lồng ngực, khoang bụng và trên cơ thể một cách hợp lí nhất và đảm bảo cho các cơ quan đó hoàn thành tốt nhất chức năng của nó.

Khi trên hệ cột sống cơ thể người, vùng nào bị mất cân bằng đối xứng, thì những cơ quan trên cơ thể liên quan tới vùng đó, nhẹ thì rối loạn chức năng, nặng hơn thì xuất hiện những triệu chứng bệnh.

                                                                  

 

 

                                                                         

                                                                           

                                                                                      

                                                           

                                                                    Hình 13 : Hình ảnh cơ thể đối xứng .

 

 

                                                                      

 

 

 

Khi cột sống bị mất sự đối xứng thì khi đi người thường lệch vai sang một bên, thậm chí nghiêng người sang một bên, có thể bị một chân cao, một chân thấp ( lệch khoảng từ vài milimet trở lên). PTĐCSVN không chỉ lấy sự đối xứng của hệ cốt sống làm cơ sở trong khám và theo dõi sự tiến triển của bệnh mà còn chú ý đến sự cân đối trên dưới,trước sau của hệ cột sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              Hình 14                                                                                                                     Hình 15

 

Hình 14 (Mất đ/x vai phải và vai trái, cơ thẳng lưng phải vồng cao hơn cơ thẳng lưng trái): Bệnh nhân thường đau mỏi cổ bên phải, đau nhức vai phải, đau mỏi vùng thắt lưng)    

Hình 15 (Mất đối xứng vai phải và vai trái. Vai phải cao vồng hơn vai trái. Bệnh nhân đau tê vai trái và hay đau tê cả hai tay, tê mỏi xuống cả chân

                        

 

 

 

 

 

 

 

 

                                           

 

 

 

 

 

 

          Hình 16                                                                                                                               Hình 17

Hình 16, 17 (Hình ảnh mất cân đối giữa vùng vai và vùng thắt lưng hông, gây  thường xuyên đau mỏi vùng thắt lưng hông)

                                                                           Hình minh họa

 

 Trong quá trình điều trị, sự mất đối xứng trên hệ cột sống của người bệnh sẽ giảm dần và triệu chứng bệnh sẽ đỡ dần rồi hết hẳn.Ngoài ra PPTĐCSVN còn theo dõi sự tiến triển của hệ cơ, nhiệt độ da, cảm giác tại vùng trọng khu, trọng điểm của cột sống.

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                        Hình 18                                                                                                       Hình 19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                 Hình 20                                                                                                      Hình 21

 

                                               

 

 

 

  

 

                                                                                       Hình 22

 

                                                                                 Hình minh họa

 Các hình ảnh minh họa Hình 18, 19, 20, 21, 22 bị mất đối xứng vai phải và vai trái như thế; khi còn trẻ có thể chưa xuất hiện triệu chứng đau mỏi vùng cổ và vai. Nếu không điều trị để cân bằng trở lại thì sẽ bị những triệu chứng của hội chứng đau vùng cổ vai gáy, đau khớp vai và chi trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                        Hình 23 (Hình ảnh cột sống của bệnh nhân nữ 36 tuổi trước và sau thời gian điều trị)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             Hình 24 (Hình ảnh cột sống bệnh nhân nam 38 tuổi trước và sau một thời gian điều trị)

 

          Hình ảnh minh họa 23 và 24 cho ta thấy cột sống cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng rất lớn khi được tác động (được kích thích) đúng phương pháp. Ngược lại nếu tác động không đúng phương pháp (không xác định chính xác trọng khu trọng điểm; tác động không đúng hướng, đúng chiều và đúng kỹ thuật) thì cột sống sẽ biến đổi xấu đi và bệnh càng ngày càng nặng hơn (bệnh về chức năng vận động càng chữa càng thấy đau hơn).

 

 

           Cháu Tâm và bạn đọc quý mến! Đối xứng và mất đối xứng, cân đối và mất cân đối là hai mặt đối lập của hệ cột sống cơ thể mỗi người. Nó song hành với mỗi chúng ta cho đến hết cuộc đời.

           

            Các cụ xưa có câu: " Nhất dáng, nhì da" để chỉ về vẻ đẹp và sự duyên dáng của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ có cơ thể đối xứng, đường cong sinh lý của cột sống không bị biến đổi thì sẽ có dáng người đẹp, dáng đi duyên dáng, gợi cảm. Khi bị mất đối xứng ở nửa thân trên cơ thể thì vai thấp vai cao; ngực bên to bên nhỏ và bên cao bên thấp. Mùa hè mặc áo hai dây hay bị trễ một bên xuống cánh tay. Thường ta không biết tại sao lại như vậy. Đó là do cơ thể mất đối xứng. Khi mất đối xứng vùng nửa thân dưới thì thường một bên mông to, một bên nhỏ hơn, một chân cao hơn một chân thấp; Nhưng thường ta không cảm nhận được vì độ chênh lệch chưa nhiều. Và lúc này dáng đi sẽ giảm hoặc mất sự duyên dáng. Nếu mất đối xứng nhiều hơn, bạn có thể sẽ thấy hay đau vùng thắt lưng xuống hông có khi đau lan cả xuống chân nữa.

 

          Nếu sự mất đối xứng của cơ thể chưa nhiều, điều trị bằng phương pháp TĐCSVN sẽ chóng phục hồi. Nếu hệ cột sống mất đối xứng và mất cân đối nhiều thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Khi cơ thể có hệ cột sống đối xứng và cân đối, bạn sẽ có dáng người đẹp, duyên dáng và khỏe mạnh.

 

         Cháu Tâm và bạn đọc thân mến! với tinh thần giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của phương pháp TĐCSVN, cho phép tôi được dừng bút tại đây. Chân thành chúc các bạn đọc luôn khỏe.

 

                                                                                                                                                                     

 

                                                                                                                                                 Đỗ Đình Thi

 

 

 

 

https://qik.com.vn/