TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

Chuyên đề TĐCS

Bạn Phạm Hoàng Việt Email: vietph@vicorp.com.vn hỏi:

23/03/202366 Lượt xem

 
Phạm Hoàng Việt Email:vietph@vicorp.com.vn hỏi: Có lần xem trang  Web của Bác,cháu có hỏi một Bác giáo sư về y học cổ truyền thì được Bác giáo sư đó trả lời là : "Tác động cột sống chẳng qua là tác động lên mạch Đốc và các huyệt Hoa Đà giáp Tích và các Du huyệt thôi mà." ?! Bác có ý kiến gì về điều này . 


     Chào cháu Cường và cháu Việt .Bác nhận được câu hỏi của hai cháu đã lâu nhưng vì bận quá nên bây giờ mới trả lời hai cháu được,mong hai cháu thông cảm.Bác trả lời cả hai câu hỏi của các cháu trong cùng một bài và bác  đưa lên mục Chuyên đề TĐCS để mọi người cùng tham khảo.

 

   Câu hỏi của cháu Việt :Bác Giáo sư đó nói như vậy là hoàn toàn sai bởi vì phương pháp Tác động cột sống Việt Nam(TĐCSVN)dựa trên cơ sở khoa học hoàn toàn khác với học thuyết Kinh lạc Huyệt vị của Y học cổ truyền. Câu hỏi của cháu Cường :Phương pháp TĐCSVN và Xoa bóp bấm huyệt(XBBH) của Y học cổ truyền(YHCT)có điểm chung là có cùng đối tượng là người bệnh và cùng mục đích là chữa khỏi bệnh cho người bệnh.Phương pháp TĐCSVN nghiên cứu cơ thể người (lúc bình thường và khi có bệnh)dựa trên cơ sở Giải phẫu học,sinh lí học và sinh lí bệnh học cơ thể người.XBBH nghiên cứu cơ thể người chủ yếu dựa trên hệ thống Kinh lạc ,huyệt vị và mối tương quan Ngũ hành tương sinh tương khắc để áp dụng trong chẩn và trị bệnh.Ngày nay,XBBH có sử dụng những tri thức về Giải phẫu học sinh lí học và sinh lí bệnh học cơ thể người trong chẩn và trị bệnh nhưng chủ yếu vẫn là theo học thuyết Kinh lạc huyệt vị và vị trí các Huyệt đã được quy định cụ thể rồi.  Điều trị bệnh trong XBBH, sau khi đã xác định cơ chế sinh bệnh và bệnh thuộc đường Kinh nào,thường đã có chỉ định điều trị (sử dụng huyệt nào,sự phối kết hợp huyệt ra sao...).Người thầy thuốc có thể sử dụng những kinh nghiệm của bản thân(đã được kiểm chứng) trong phối huyệt điều trị để nâng cao hiệu quả điều trị . Phương pháp TĐCSVN căn cứ vào sự biến đổi bệnh lí của đốt sống, lớp cơ, nhiệt độ da, cảm giác đau(chủ quan và khách quan)của bệnh nhân để xác định khu vực cần sử lí trên cột sống chứ không công thức sẵn. Ví dụ:Một bệnh nhân bị đau vùng vai trái,đau khớp vai trái lan xuống cánh tay .Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa vùng cột sống cổ và cột sống vùng lưng trên gây nên. Sự thoái hóa được biểu hiện bằng sự xơ co hệ gân cơ ở vùng cổ và vùng lưng trên.Về sự biến đổi hình thái sinh lí của đốt sống cổ và lưng trên ta thường hay gặp:      

 

           +   Có nhiều đốt sống lệch về phía bên trái (phía bên tay trái), hay gặp ở những người thuận tay trái,chơi cầu lông, tennis bằng tay trái.  

 

           +  Có một số đốt sống vùng này lệch sang phải,hay gặp ổ người thuận tay phải,chơi cầu lông tennis bằng tay phải.

 

           +  Có những đốt sống liên lồi nhiều ra sau(hay gặp ở C6,C7) và có đốt sống lại lõm nhiều về phía trước(C4,C5).        

 

           + Có đốt sống lệch sang trái,lại có đốt sống lệch sang phải(các đốt sống liền nhau bị so le).  

 

           +  Các khe đốt sống thưa ra hoặc các khe đốt sống sít sát lại đều có thể gây nên triệu chứng đau vùng vai gáy, khớp vai và cánh tay.             

 

   Phương pháp TĐCSVN căn cứ vào từng hình thái biến đổi của cột sống vùng cổ và vùng lưng trên để áp dụng các phương thức,thủ thuật và kỹ thuật thích hợp để điều trị.                                                

    Cháu Cường và cháu Việt thân mến! Bác sơ qua sự giống nhau và khác nhau giữa XBBH của Y học cổ truyền và TĐCSVN .Nội dung này sẽ đề cập thêm ở phần trả lời câu hỏi của cháu Việt.                                                              

   Trở lại câu hỏi của cháu Việt ,bác xin mạn phép giới thiệu qua về hệ thống Kinh lạc huyệt vị :  Theo Y học cổ truyền, hệ thống Kinh lạc gồm 12 Kinh chính phân bố đối xứng theo trục dọc cơ thể người; 12 kinh nhánh(kinh biệt ) ;Bát mạch kỳ kinh và 15 lạc mạch lớn (Châm cứu giản yếu, nhà xuất bản Y học )                                                                                                      

  Hai mạch Nhâm Đốc có huyệt vị riêng ,và thường được hợp lại với 12 kinh chính gọi là 14 Kinh Mạch.                              

 

 Mạch Đốc bắt đầu từ vùng sinh môn ở huyệt Hội âm, qua Trường cường,dọc cột sống lên huyệt Phong phủ vào não, lên đỉnh đầu ,sang trái,đến mũi vào chân răng hàm trên ở huyệt Ngân giao.Hợp với Nhâm mạch và Vị kinh(Danh từ huyệt vị châm cứu của Lê Quí Ngưu).Có 28 huyệt vị trên đường kinh.                                                          

 Nếu chỉ tính từ huyệt Trường cường (khoảng giữa đốt sống cụt và hậu môn),dọc theo cột sống lên đến huyệt Phong phủ(khe của xương chẩm và C1)thì có 17 huyệt .Những phát hiện mới thêm 13 huyệt nữa ,cả thảy là 30 huyệt .                                                                                                                                                                                      

   Hoa Đà giáp tích là các Kỳ huyệt.Từ dưới gai sau đốt sống lưng thứ 1(T1) đến dưới gai sau đốt sống thắt lưng thứ 5(L5)ngang ra hai bên 0,5 tấc(khoảng 1cm)là các huyệt Hoa Đà giáp tích.Mỗi bên có 17 huyệt (ứng với 17 đốt sống),tất cả hai bên có 34 huyệt .                                                                                                                                    

    Kinh Túc Thái Dương bàng quang,phần chạy dọc hai bên cột sống,nhánh chính từ mỏm gai sau các đốt sống ngang ra 1,5 tấc(khoảng 3cm) có các Du huyệt. Nhánh ngoài được tách ra từ huyệt Thiên Trụ đi xuống vùng cơ gối đầu,cơ gối cổ xuống bờ trên trong xương bả vai tại huyệt Phụ phân rồi chạy song song với cột sống đến huyệt Tân Hoàn khiêu ...).Từ các Du huyệt ngang ra 1,5 tấc có các huyệt vị.                                                            

      Sau khi đã thăm khám(chẩn bệnh),tùy chứng bệnh thuộc Kinh Lạc nào mà có phép trị thích hợp(sử dụng huyệt nào,kĩ thuật bấm huyệt và sự phối kết hợp với huyệt ngoài kinh...)                                                                                    

      Phương pháp TĐCSVN không sử dụng hệ thống Kinh Lạc Huyệt vị và mối quan hệ theo Ngũ hành để chẩn và trị bệnh.Trong Khám bệnh,sau khi nghe bệnh nhân kể bệnh(bệnh sử và các triệu chứng hiện tại,quá trình đã điều trị ); Xem các kết quả cận lâm sàng (nếu có ),người thầy thuốc hay bác sĩ của trường phái phải đặc biệt chú ý đến sự biến đổi  4 đặc trưng của hệ cột sống (cột sống , lớp cơ ,nhiệt độ da,cảm giác) để xác định trọng khu trọng điểm ở trên cột sống để điều trị.                                                                                                                                

 

   Cột sống cơ thể người có khoảng 34 hoặc 35 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ; 12 đốt sống lưng; 5 đốt sống thắt lưng; 5 đốt sống cùng liền thành một tảng; 4 hoặc 5 đốt sống cụt nhỏ cong về phía trước .                          

  Tất cả các đầu gai sau đốt sống,tại đốt sống nào có rối loạn liên quan đến bệnh tật mà bệnh nhân đang mắc phải đều có TRỌNG ĐIỂM .Không phải với mỗi đầu gai sau đốt sống có một trọng điểm mà trên mỗi đầu gai sau đốt sống có tới 9 vị trí có thể có trọng điểm .Trên các đầu gai sống từ C1 đến vùng cụt có các dây chằng trên gai ,lớp cơ mỏng và ngoài cùng là lớp da;Chúng tôi gọi là lớp cơ đệm trên các  đầu gai sống.Lớp cơ đệm chạy dọc cột sống từ vùng chẩm tới vùng cụt. Khi lớp cơ đệm biến đổi mất bình thường gọi là lớp cơ bệnh lí thì có nhiều hình thái khác nhau :Lớp cơ co dầy, lớp cơ co mỏng,lớp cơ cứng dầy, lớp cơ cứng mỏng,mềm dầy ,mềm mỏng, lớp cơ xơ rối,lớp cơ teo... Trọng điểm có thể ở lớp ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong. Như vậy tại mỗi đầu gai sống,nếu trọng điểm ở lớp ngoài thì có thể có tới 9 vị trí,nếu trọng điểm ở lớp giữa cũng có thể có tới 9 vị trí; nếu trọng điểm ở lớp trong thì cũng có thể có tới 9 vị trí có trọng điểm.Vì vậy với mỗi đầu gai sống có sự biến đổi không bình thường có thể có tới 27 vị trí có trọng điểm. Khoảng cách giữa các đầu gai sau đốt sống chúng tôi gọi là khe đốt.Trọng điểm cũng xuất hiện ở cả khe đốt. Có khi ở chính giữa khe đốt, có khi ở bên phải hoặc bên trái khe đốt. Như vậy với tất cả hệ cột sống (34đốt) có tới HÀNG NGHÌN vị trí có thể xuất hiện TRỌNG ĐIỂM. Xác định được vị trí của trọng điểm(với mỗi người bệnh),giải tỏa được tốt trọng điểm, trả lại sự cân bằng cho cột sống thì bệnh mới khỏi hẳn và ổn định lâu dài; nếu không bệnh chỉ đỡ từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc vào hình thái bệnh lí của trọng điểm rồi bệnh sẽ bị phát lại.

 

   Cháu Việt và cháu Cường thân mến! Phương pháp TĐCSVN và phương pháp XBBH(kể cả châm cứu nữa) của Y học cổ truyền có sự khác nhau từ hệ thống lí luận, quan điểm chủ đạo và cả những thủ thuật kĩ thuật cụ thể trong khám và chữa bệnh.Trong bài trả lời này ,Bác chỉ giới thiệu một số nét  khác biệt cơ bản với các cháu cùng bạn đọc. Xin tạm biệt hai cháu và bạn đọc.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       Hà Nội ngày 04-02-2012                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Đỗ Đình Thi

https://qik.com.vn/