TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TIN-BÀI SƯU TẦM

"DÒNG SÔNG" CỦA CUỘC ĐỜI

17/03/202353 Lượt xem

   Phải dùng những lời lẽ văn chương như vậy mới có thể nói về ý nghĩa của máu đối với sự sống. Mỗi một giọt máu của chúng ta chứa hơn 250 triệu tế bào hồng cầu(HC), cứ mỗi giây, có hơn 2 triệu hồng cầu mới được tạo thành. Bạn sẽ tạo ra khoảng 1,2 tỷ HC từ bây giờ cho đến khi bạn đọc xong bài viết này.

 

 

    THÀNH PHẦN CỦA MÁU

  Máu là một thành phần vô cùng quan  trọng của cơ thể chúng ta. Đây chính là hệ thống chính để chuyên trở oxy và các chất dịnh dưỡng tới các cơ quan, đồng thời thải carbon dioxide và những chất cặn bã.

  Máu được tạo thành từ 3 dạng tế bào chuyên biệt chứa trong dịch huyết tương. Tế bào HC hay còn gọi là eryth-rocytes, chiếm 95% của những tế bào máu khỏe mạnh. Chúng vận chuyển oxy và carbon dioxide đi lại như con thoi giữa cơ quan và phổi. Tế bào bạch huyết, còn gọi là leukocytes bảo vệ cơ thể chúng ta trước vi khuẩn, ký sinh trùng, độc chất, ung thư... Cuối cùng tiểu cầu, sẽ giúp khắc phục những tổn thương trong mạch máu bằng cách liên kết với nhau để hình thành nên những cục máu đông

    SỰ TẠO THÀNH MÁU

  Những tế bào máu được tạo thành từ tủy xương, vốn là một chất liệu giống như thạch(jelly-like) ở trong xương, chất liệu này bao gồm máu, chất béo và tế bào mầm. Không như những loại tế bào khác trong cơ thể chúng ta, tế bào mầm có khả năng phát triển thành những dạng khác nhau của tế  bào. Ví dụ nếu cơ thể chúng ta cảm nhận rằng mức độ oxy quá thấp, lúc này thận sẽ giải phóng ra một loại hormone "nói nhỏ" với tế bào mầm trong tủy xương rằng cần phải tạo thêm nhiều tế bào hồng cầu.

  Ở trẻ sơ sinh, tế bào máu cũng có thể được tạo ra từ lá lách. Đây là một cơ quan lọc máu để loại bỏ vi trùng, virus và những mảnh vụn khác. Lá lách sẽ mất khả năng tạo nên tế bào HC một thời gian ngắn trước khi sinh. Tuy nhiên,nó vẫn có khả năng tạo nên hàng rào phòng ngự cho cơ thể-tế bào bạch huyết cầu - xuyên suốt cuộc sống con người.

  KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ

  Kháng nguyên (antigens) là những protein được tìm thấy trên bề mặt ngoài của tế bào. Các kháng nguyên hoạt động như một tác nhân làm dấu để giúp nhận diện những tế bào ngoại lai. Những tế bào vi trùng hay virus xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bao vây trong kháng nguyên và hệ miễn dịch của chúng ta sẽ "chỉ mặt, điểm tên" những tế bào xâm nhập trái phép.

  Khi hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện một kháng nguyên không xác định nó sẽ tạo nên những kháng thể (antibod-ies) . Kháng thể là những protein chuyên biệt cho những dạng khác nhau của kháng nguyên, ví dụ như cơ thể chúng ta nhiễm phải những virus gây bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ tạo nên những kháng thể chuyên biệt, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Những kháng thể này vẫn ở lại cơ thể chúng ta sau khi cơn bệnh thủy đậu đã qua, giúp cho hệ miễn dịch đáp ứng với sự nhiễm virus thủy đậu lần sau một cách nhanh chóng. Điều này giải thích tại sao đa số chúng ta chỉ mắc thủy đậu một lần trong đời.

  BẠN THUỘC NHÓM MÁU NÀO

  Năm 1901, khoa học gia người Áo Karl Landsteiner khám phá nhứng phản ứng giữa một vài dạng máu làm cho các tế bào HC kết dính lại với nhau. Điều này gây một số vấn đề cho một số bệnh nhân khi cần có sự truyền máu. Landsteiner phát hiện rằng chúng ta sẽ thuộc vào một trong bốn nhóm máu, căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của hai loại kháng nguyên khác nhau là kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt tế bào HC. Sự hiện diện hay vắng mặt của hai loại kháng nguyên A và B sẽ quyết định nên nhóm máu chúng ta, ví dụ như người có nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A, người có nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B, người có nhóm máu AB thì sẽ có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B, người thuộc nhóm máu O thì không có kháng nguyên A và kháng nguyên B.

  Những người có nhóm máu A thì sẽ có kháng thể anti B. Có nghĩa là kháng thể này sẽ tấn công tế bào nhóm máu B. Một cách tương tự, máu nhóm B sẽ có kháng thể anti A. Sự truyền máu giữa các nhóm máu không thích hợp sẽ dẫn tới sự kết dính hồng cầu và gây tử vong. Nhóm máu AB được xem là có thể nhận được  tất cả các nhóm máu khác, nhóm máu O được xem là có thể cho máu cho tất cả các nhóm máu, nhưng chỉ có thể nhận được từ những người có nhóm máu O.

  MÀU CỦA MÁU  

  Có phải tất cả các loại máu đều có màu đỏ. Sai. Một số động vật máu có màu xanh lá cây, xanh lơ, tím...Màu của máu do các chất hóa học quyết định, các loại hóa chất này có nhiệm vụ " thu gom" oxy và vận chuyển chúng trong toàn cơ  thể. 

  Ở người, và tất cả động vật có xương sống, những hóa chất mang oxy đi khắp cơ thể gọi là haemoglobin. Đây là một phân tử lớn với 96 sắt kết hợp oxy, chất trong haemoglobin cho máu chúng ta có màu đỏ. Máu động mạch vốn có nhiều oxy để cung cấp cho các cơ quan thì máu có màu đỏ sáng. Những máu khử oxy ở tĩnh mạch chảy ra từ các cơ quan có màu đỏ sậm và pha một chút hơi xanh, những tĩnh mạch bạn thấy ở cánh tay và bàn tay trông có vẻ xanh vì chúng chứa máu tĩnh mạch.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 (ĐH Curtin - Úc)

https://qik.com.vn/