TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TIN-BÀI SƯU TẦM

CHÂN DUNG TRI THỨC

17/03/2023185 Lượt xem

 

 

 

 

Người thầy giáo tận tình người thầy thuốc tận tâm

 

Cổ nhân đã nói “trên đời này có hai nghề cao quý nhất đó là nghề dạy học và nghề thầy thuốc chữa bệnh cứu người”, chúng tôi đã có duyên gặp một người như thế, đó chính là Chuyên gia Tác động cột sống Đỗ Đình Thi. Tìm đến nhà ông vào cuối giờ trưa một ngày giữa thu, mặc dù đã có hẹn trước song khi đến nơi chúng tôi vẫn phải ngồi chờ vì ông đang chữa bệnh cho hai bệnh nhân đang có mặt ở đó.

 

 

 

 

  

Một lớp học Tác động cột sống Gia truyền của Thầy Đỗ Đình Thi

 

Người thầy giáo tận tình

Có thể nói Đỗ Đình Thi đến với nghề dạy học khá bất ngờ, bởi năm học hết cấp II hệ  giáo dục lúc đó Trường Việt Bắc tuyển sinh và ưu tiên bên Giáo dục, lúc đó học trò đạt học lực Khá mới được tuyển chọn. Sau 2 năm học năm 17 tuổi Đỗ Đình Thi đã đứng bục giảng với danh nghĩa Người Thầy và được phân công dạy tại xã Phú Nam – xã xa xôi nhất của Huyện Vị Xuyên ( Hà Giang), ngày ấy chưa có đường xá như bây giờ nên các thầy cô giáo phải đi bộ theo đường rừng từ Thị xã Hà Giang mất 2.5 ngày mới đến nơi, hơn một năm bám trường, bám bản ông lại tiếp tục được chuyển sang xã Yên Phú thuộc huyện Bắc Mê. Ông tâm sự rằng “Thầy giáo vùng cao lúc bấy giờ khó khăn trăm bề, cơ sở vật chất thiếu thốn đã đành, mà học trò cũng thiếu, học trò còn nhiều tuổi hơn thầy và chưa học hết đã đi lấy vợ lấy chồng, lúc ấy người thầy phải là người vận động học trò đi học, đảm bảo chỉ tiêu đứng lớp mà phòng giáo dục giao xuống”

Sau nhiều năm công tác giảng dạy tại các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang ông tiếp tục được cử đi học lên cao và chuyển công tác về phòng giáo dục Thị xã Hà Giang cho tới lúc nghỉ hưu. Trong suốt chặng đường cống hiến cho ngành giáo dục ông luôn trăn trở với nỗi niềm thương trò miền núi điều kiện vật chất vô cùng khó khăn và thiếu thốn, thầy trò cùng nhau chẻ tre làm tường, lấy cỏ tranh thay ngói để đưa cái chữ về cho con em dân tộc thiểu số. Cái tình, cái nghĩa cao cả của người thầy vẫn theo ông đến tận bây giờ khi ông đã rời xa bục giảng mấy chục năm.

Người thầy thuốc tận tâm

Nhắc đến việc trở thành người thầy thuốc chữa bệnh cứu người, Đỗ Đình Thi đã chia sẻ rằng, ông đến với nghề y giống như một cơ duyên được định sẵn. Lúc trở về Hà Nội, ông đã nung nấu ý nguyện theo học khóa học đông y, nhưng cơ duyên đã cho ông gặp được người thầy Lương y Nguyễn Tham Tán, để rồi ông trở thành học trò giỏi nối tiếp, phát triển phương pháp Tác động cột sống – một phương pháp chữa bệnh đặc biệt mà phương pháp ấy đã không còn xa lạ gì với bạn đọc của Tạp chí Trí Thức và Phát Triển. Từ lúc học tập rồi trở thành người thầy chữa bệnh đến nay cũng đã ngót 20 năm, ngần ấy năm từ những kiến thức học được của người Thầy, Đỗ Đình Thi đã dùng tư duy logic của một thầy giáo dạy toán để tìm tòi, nghiên cứu và phát triển phương pháp. Với kinh nghiệm, với lý luận khoa học, cùng tư duy của mình ông đã áp dụng Tác động cột sống điều trị nhiều bệnh, nhiều triệu chứng bệnh của nhiều nhóm bệnh như: nhóm bệnh về chức năng vận động, nhóm bệnh về tiêu hóa, về tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, nội tiết… Nếu bệnh nhân điều trị kịp thời thì thời gian điều trị ngắn, khỏi hẳn hoặc khỏi được lâu dài, độ an toàn tuyệt đối. Với những cơ sở lý luận khoa học và thực tế điều trị, Tác động cột sống đã thực sự trở thành phương pháp chữa bệnh quý và độc đáo của dân tộc. Muốn nhân rộng và cũng vì sự tín nhiệm của người bệnh và học trò hiện nay Đỗ Đình Thi cũng đã tổ chức nhiều khóa học để truyền đạt lại Phương pháp cho cộng đồng. Một lần nữa trong ngành y ông lại là người thầy, và dù ở nghề nào tôi cũng thấy ông rạng ngời bởi một chữ “Tâm”.

                                                                                                                                                     Nguyễn Trang

                                                                                                             Ngày đăng: 26/11/2014 12:38

https://qik.com.vn/