TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TIN-BÀI SƯU TẦM

CHÙM TƯ VẤN

17/03/202390 Lượt xem

 Liệu pháp hormon làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng

  Các nhà khoa học Anh và Mỹ mới đây vừa cho biết: Liệu pháp hormon có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và có liên quan tới việc phụ nữ mắc ung thư buồng trứng.

 Theo các con số thống kê tại Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ giảm hẳn sau khi hàng triệu người phụ nữ nước này dừng việc sử dụng hormon hoặc liệu pháp điều trị bằng hormon trong việc làm đẹp. Trước đó, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về việc sử dụng liệu pháp hormon có liên quan đến nguy cơ tăng tỷ lệ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Một nghiên cứu còn cho thấy sự phát triển những dạng phổ biến nhất hiện nay của các khối u ung thư là do có liên quan tới hormon. Sau khi giảm bớt việc điều trị bằng liệu pháp hormon, tỷ lệ ung thư đã giảm hẳn xuống khoảng 15% đối với phụ nữ lứa tuổi 50-69 (nhóm tuổi sử dụng nhiều thuốc chiết xuất từ hormon nhất tại Mỹ). Cùng lúc, tại Anh, gần 1 triệu phụ nữ đang sử dụng liệu pháp điều trị bằng hormon sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và nguy cơ tử vong cao hơn 20% so với những người bình thường không dùng thuốc. 

 Với căn bệnh ung thư buồng trứng, kết quả điều tra tại Anh cũng cho thấy trong 1.000 người sử dụng liệu pháp hormon, có 2.6% trong số họ bị mắc ung thư buồng trứng trong thời gian là 5 năm.

DIỆU HOA

(Báo SK và ĐS số 166/2009)

 

Phát hiện chất chữa ung thư trong cà phê chè

 Theo TS Nguyễn Quyết Tiến, Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cây cà phê chè có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Sau thời gian nghiên cứu, nhóm làm đề tài về loài cây này đã phân lập được 9 chất và xác định được cấu trúc hóa học của 7 chất tốt có trong cây. Đặc biệt, có 3 chất đáng chú ý là: Axit 3â-hydroxilup-12(13)-en-28-oic, axit ursolic và cafein chúng đều là các chất có hoạt tính sinh học tốt. Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam phân lập được các chất axit ursolic và Axit 3â-hydroxilup-12(13)-en-28-oictừ lá cà phê chè. Thực chất đây là các hoạt tính tốt có khả năng chống ung thư và HIV. Nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát hoạt tính chữa bệnh sỏi thận cho 5 bệnh nhân tình nguyện băng phương pháp Đông y (chè thuốc). Sau khi kiểm tra băng phương pháp siêu âm cho thấy lá cà phê chè có tác dụng chữa bệnh sỏi thận khá tốt. Cụ thể, 3 trong số 5 bệnh nhân có sỏi thận kích cỡ nhỏ hơn 10mm đều hết sỏi, 2 bệnh nhân còn lại có sỏi lớn hơn 10mm thì kích cỡ sỏi giảm hơn một nửa so với kích thước ban đầu. Đây là cơ sở để có những nghiên cứu thích hợp tiếp theo nhằm đưa được sản phẩm chữa trị sỏi thận mới trong y học.

VÂN ĐÀI

(Báo KH và ĐS số 115/2010)

 

 

Cà phê không làm tăng sự tỉnh táo 

  Lâu nay nhiều người cho rằng uống một ly cà phê đặc vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo và phấn chấn hơn để bước và một ngày làm việc mới. Tuy nhiên công bố mới đây của một số nhà khoa học thuộc Đại học Bristol, Anh làm chúng ta có thể sẽ phải suy nghĩ lại về hiệu quả của " cà phê buổi sáng".

  Theo kết quả nghiên cứu, nhưng người uống cà phê hàng ngày vào buổi sáng không tỉnh táo hơn so với những người không uống. Thay và đó, cảm giác tỉnh táo có được là do chất cafein đã giúp họ lấy lại sự cân bằng vốn đã bị các triệu trứng "nghiện" cafein phá vỡ. Kết luận trên được các nhà khoa học Anh rút ra sau khi tiến hành thử nghiệm với 379 người, một nửa trong số họ không uống thuốc hoặc chỉ uống một lượng cafe rất ít, chưa đầy 40mg/ngày, tương đương một lon côca-côla. Những người còn lại uống cà phê ở mức độ nhiều hơn. Kết quả cho thấy độ tỉnh táo ở những người uống nhiều cà phê và những người không uống hầu như không có sự khác nhau.

  Theo các nhà khoa học Anh, uống cà phê thực sự chỉ mang lại sự phấn chấn và làm tăng huyết áp, nhưng không làm tăng độ tỉnh táo.

LÊ ANH

(Báo SK và ĐS số 89/2010)

 Trái tim khoẻ nhờ uống trà, cà phê

Kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Utrecht(Hà Lan) cho biết uống trà hoặc cà phê ở mức độ vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.Sau khi khảo sát ở 37.514 trong suốt 13 năm. Kết quả cho thấy những ai uống hơn 6 tách trà mỗi ngày giúp giảm 36% nguy cơ bị bệnh tim so với những người uống chưa tới 1 tách trà mỗi ngày. Nhóm uống 3 đến 6 tách trà mỗi ngày giúp giảm 45% nguy cơ tử vong vì bệnh tim so với nhóm chưa dùng tới 1 tách trà mỗi ngày. Tương tự, đối với những ai mê cà phê, nếu uống 2 -4 tách mỗi ngày thì giảm được 20% nguy cơ bị bệnh tim so với những người uống ít hơn 2 tách.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm dùng trà hoặc cà phê đều không làm tăng nguy cơ đột quỵ.

KIM THUÝ

(SK và ĐS, số 101-2010)

Socola đen tốt cho người bệnh gan

Socola đen giàu ca cao có thể được xem là liều thuốc hữu ích cho bệnh nhân gan, một nghiên cứu của Tây Ban Nha đã khám phá thêm công dụng mới tốt cho sức khoẻ của socola.

Nghiên cứu được tiến hành đối với 31 bệnh nhân gan giai đoạn cuối, 21 người này được cung cấp thêm socola đen vào khẩu phần ăn hàng ngày cùng với các liệu pháp chữa trị khác và 10 người được cung cấp socola trắng, socola sữa vào khẩu phần ăn. Sau thời gian nghiên cứu các bệnh nhân này có chuyển biến tích cực trong điều trị bệnh ở những bệnh nhân ăn socola đen hơn những bệnh nhân ăn socola trắng/sữa. Theo TS Mark Thursz, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học London, chất ôxy hoá được gọi là flavonol được tìm thấy trong ca cao giải thích lý do tại sao socola đen tốt cho việc chữa  trị  vì chất này giúp mở rộng cơ trong mạch máu làm giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài những công dụng đã biết của socola đen đối với bệnh tim, tăng huyết áp, một chức năng mới nữa của nó được công nhận với bệnh nhân gan.

H.MINH

                 (Sức  khỏe  và  đời  sống 88-89 -2010 )                                                                                                                                                                                                                       

          

 

                                                                                                                                     

 

                                                                                                                                                                      

 

                                                                                                                                            

https://qik.com.vn/