TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TIN-BÀI SƯU TẦM

MỘT QUAN NIỆM MỚI VỀ UNG THƯ

17/03/2023187 Lượt xem

 

 

 


                
 "Ung thư không phải bắt nguồn từ sự biến chất của các ADN". Trong cộng đồng ung thư học thế giới, lời khẳng định đó vang lên như một sự xúc phạm, hơn thế nữa nó lại được hai nhà khoa học có uy tín phát ra. Đó là Carlos Sonnenschein và Ana Soto, hai giáo sư thuộc khoa Giải phẫu và Sinh học tế bào thuộc Đại học Tufts ở Boston(Hoa Kỳ), đồng thời cũng là các chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về đồng tính luyến ái và rối loạn nội tiết. Mặc dù vậy, hai nhà khoa học này vẫn không hề lưỡng lự tấn công vào tín điều được coi như cực kì vững chắc của y học hiện đại. Tín điều này nói rằng các gene bị đột biến hoặc biến chất kiểm soát sự phân chia hay sự chết của các tế bào chính là thủ phạm gây ra sự sinh sôi vô chính phủ của các tế bào - nguồn gốc của các u bướu. Nhưng hai nhà khoa học "dị giáo kia lại khẳng định "cái lý thuyết đột biến sinh dưỡng ấy "(TMS) không phải là chân lí bất di bất dịch, mà chẳng qua cũng chỉ là một luận đề mà người ta có thể xem xét lại. Và họ đã đưa ra một lý thuyết có tên là "lý thuyết về trường tổ chức mô"(TCOT) làm đảo lộn quan niệm mà người ta vẫn có cho tới nay về ung thư.

                Vậy bằng cách nào mà hai nhà khoa học đã đi tới quan niệm mang tính cách mạng đó? TMS thống trị nghành ung thư học không phải một cách ngẫu nhiên. Trước hết, nó dựa trên sự phát hiện ra hơn 150 gene bị đột biến trong các tế bào ung thư vào giữa những năm 1970. Các gene mà người ta phân biệt: loại ung thư được kích hoạt nhờ các đột biến, có tác dụng làm tăng sự sản xuất ra các nhân tố tăng trưởng, kích thích sự phân chia của các tế bào và loại chống gây ung thư không được kích koạt để mặc cho sự sinh sôi vô tổ chức của tế bào. Ví dụ, trong hơn 25% các u ung thư, thì đều có các gene gây ung thư bị đột biến, trong khi "người canh giữ bộ gene" -  tức các gene chống gây ung thư - lại bị biến chất tới 50% trong các u ung thư.

                 Tiếp sau, sự phát sinh đột biến có thể đã được khuếch trương trong nhiều thí nghiệm gợi ý trách nhiệm gây ung thư của các gene. Chẳng hạn, việc đưa vào các tế bào ADN hoặc ARN của các virut đã biết để gây ung thư ở động vật đã đủ để làm biến đổi tế bào thành khối u: một thí nghiệm được tiến hành vào năm 1976 đã dẫn đến sự nhận dạng gene gây ung thư đầu tiên của con người.

Phải chăng nhiều thế hệ các nhà khoa học đã sai lầm?

                 Người ta cũng có thể truyền ADN của các tế bào ung thư cho các tế bào lành, mà khi được tiêm vào động vật chúng cũng tạo nên các u. Hoặc trong môi trường cũng tồn tại các tác nhân gây ung thư(như bức xạ iôn hóa, các chất hóa học khác nhau) và người ta đã kiểm tra thấy quả thật một số tác nhân đó có gây đột biến. Tuy nhiên, đối với Soto và Sonnenschein thì những dữ liệu ấy, dù có gây ấn tượng đấy, nhưng chưa đủ sức thuyết phục. "Không nên suy nghĩ theo một sơ đồ tuyến tính, trong đó các sự kiện cấp tế bào được cộng dồn lại để dẫn tới ung thư mà không liên hệ các sự kiện đó với thang bậc cao hơn: đó là các mô - bà Soto nói - Chúng tôi muốn đề cập tới ung thư ở cấp độ các mô hơn, là bởi vì ung thư phát triển ở cấp độ phức tạp đó và trong 3 chiều". Một sự thay đổi thang bậc đã dẫn hai nhà khoa học dũng cảm này tới một con đường mới: sự phát sinh ung thư không phải chuyện của sự đột biến, mà là của ... sự truyền thông giữa các tế bào. Rõ ràng nó được khởi phát bởi nhiễu động(có nguồn gốc vật lý hoặc hóa học) do tương tác và trao đổi thông tin giữa nhiều mô và giữa các tế bào của các mô đó. Những trao đổi này diễn ra giữa một mặt là các biểu mô, tức các mô phủ bề mặt, vách của các ống, và các khoang của các cơ quan, và mặt khác là các mô(được gọi là mô đỡ - stroma) áp sát với các biểu mô và nuôi dưỡng nó. Vậy đề xuất này có gì không tương thích với vai trò quyết định của các đột biến? Đơn giản: hai lý thuyết này dựa trên những quan niệm ngược hẳn nhau về các tế bào sống. Quan niệm cổ điển cho rằng trạng thái bình thường của các tế bào - khi nó không bị kích thích hay ức chế - là không có sự phân chia, hay nói cách khác là trạng thái nghỉ. Thực tế, nếu người ta cho rằng bệnh lý ung thư nảy sinh từ tác động của các gene gây ung thư bị đột biến, tác động kích thích sự sinh sôi của các tế bào, thì cũng phải thừa nhận rằng, ban đầu tế bào ở trạng thái nghỉ. Và cái làm cho các tế bào ở trạng thái nghỉ bước vào chu trình dẫn tới sự phân chia tế bào chính là các nhân tố tăng trưởng.

                 Vấn đề là ở chỗ, theo Sonnenschein và Soto, "chưa bao giờ có một thí nghiệm có sức thuyết phục nào chứng minh được luận điểm đó". Hơn nữa, luận điểm này lại mâu thuẫn với sự tiến hóa sinh học: các sinh vật đơn bào, như vi khuẩn, tảo...., đều có xu hướng sinh sôi một cách tự nhiên, hệt như các tế bào thực vật. Vì thế, chẳng có lí do gì để chấp nhận rằng ở thế giới động vật đa bào điều đó lại diễn ra theo một cách khác. Do vậy, giả thuyết về "sự kiểm soát âm" xem ra có vẻ hợp lý hơn. Tức là, "các tế bào thường xuyên có xu hướng sinh sôi, nhưng sự sinh sôi này bị kiểm soát bởi các tác nhân gây ức chế hoặc những ràng buộc tự nhiên được áp đặt với các mô" -  hai nhà khoa học giải thích.Một sự đảo ngược hoàn toàn về quan niệm.Thực ra, đây là một vấn đề cực kì phức tạp, chỉ có những quan sát mới phân giải được đúng sai.

                 Hãy lấy các tế bào mặt của da: tại chỗ, chúng không thể phân chia, sự đổi da được đảm bảo bởi một lớp nền ở sâu bên trong. Đối với một số người, thì đó là bằng chứng chứng tỏ các tế bào ở trạng thái nghỉ. Nhưng đối với những người khác thì điều đó chứng tỏ xu hướn sinh sôi tự nhiên của các tế bào chịu sự kiểm soát âm ở trong lòng da. Bây giờ hãy cho các tế bào mặt da này vào một môi trường nuôi cấy và bạn lại thấy chúng phân chia rất nhanh. Những người bảo vệ lý thuyết gene của ung thư thì cho rằng điều đó chứng minh tác dụng của các nhân tố tăng trưởng có trong môi trường nuôi cấy, nhưng theo Soto và Sonnenschein thì điều đó chứng minh rằng các nhân tố ức chế hiện diện tự nhiên trong da nhưng lại không có trong môi trường. Hai nhà khoa học khẳng định nhiều thế hệ các nhà sinh học đã sai lầm, họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác khái niệm kiẻm soát dương, một khái niệm còn mang tính giả thuyết mà không hề kiểm chứng, cứ mặc nhiên coi rằng trạng thái thường trực của các tế bào là trạng thái nghỉ. Nói cho công bằng thì giả thuyết ngựợc lại của Soto và Sonnenschein cũng chưa được chứng minh. Họ công nhận điều đó, nhưng nhấn mạnh rằng họ mới chỉ công bố một chương trình nghiên cứu nhằm kiểm tra cả hai luận điểm.

                  Hiện nay Soto và Sonnenshein đang tập trung những thí nghhiệm của họ trên chuột nhằm chứng minh vai trò của stroma(mô đỡ) trong sự biến đổi gây ung thư của các biểu mô. Kết quả của họ khá khả quan. Họ không chỉ cho thấy rằng các tế bào biểu mô chỉ trở nên ung thư khi stroma chịu tác dụng của các yếu tố gây ung thư, mà còn chỉ ra rằng các đột biến của các gene gây ung thư trong các tế bào chẳng phải làđiều kiện cần cũng chẳng phải là điều kiện đủ để biến đổi thành u. Còn hay hơn nữa là họ cũng cho thấy rằng stroma còn có thể làm đảo ngược đặc tính gây ung thư của các tế bào biểu mô tới từ các u. Điều này đã hối thúc êkip của Mina Bissel thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence ở Berkeley: khi nuôi cấy những tế bào biểu mô ở vú trên một cơ chất bắt chước stroma ở ngực, nhóm nghiên cứu này thấy rằng các tế bào ung thư có thể trở về trạng thái bình thường. Theo họ, khả năng "đảo ngược đặc tính ung thư" đó phần lớn là do khả năng điều chỉnh của tương tác giữa các tế bào, kiến trúc của các mô cũng như vi môi trường trong tế bào bình thường.

Những đột biến của ADN là do sự biến đổi của các mô

                 Tuy vây, các đột biến gene và những nhiễu động của tương tác giữa các tế bào, có lẽ không phải là không thể dung hòa được. Trong mọi trường hợp đó là điều mà một nhà khoa học thuộc Viện Dược học và Sinh học(IPBS) ở Toulouse có ý định chứng minh. Đi theo Soto và Sonnenschein, chính Jean Pascal Capp đã đề xuất một sự đảo ngược trình tự của các sự kiện, nhưng vẫn ủng hộ ý tưởng sự đột biến của ADN là hệ quả của những biến đổi trong các mô. Ông nói: "Người ta có thể hình dung rằng các gene gây ung thư khi tác động đến tương tác tế bào giữa mô đỡ(stroma) và biểu mô hay trong lòng của các mô đó, có thể có khả năng làm mất cân bằng của một số tế bào và do đó làm thay đổi mức độ biến thiên ngẫu nhiên của một số gene". Nói một cách cụ thể, giả thuyết này được áp dụng để quan sát các tế bào gốc, những tế bào có rất nhiều số phận khả dĩ và có rất nhiều biểu hiện phong phú về mặt di truyền. Khi được nuôi cấy mà không có vi môi trường riêng của chúng, các tế bào này tích tụ dần những biến đổi về gene, có thể do những biến đổi trong sự sản xuất các protein được lôi kéo vào sự sửa chữa các sai sót trong ADN. Hiện tượng này có thể được tạo ra trong một số tế bào biểu mô do những nhiễu động của tương tác tế bào với mô đỡ. Một quan niệm rất độc đáo, thậm chí mâu thuẫn với quyết định luận di truyền, nhưng dầu sao cũng không làm Soto va Sonnenschein thỏa mãn, vì họ phê phán Capp còn quá coi trọng các đột biến. Họ vẫn không hề lay chuyển trong quan niệm của mình: ung thư chỉ là do những dị thường của sự truyền thông giữa các tế bào, nó không có liên quan gì đến đột biến cả, trừ phi sự đột biến gây tổn thất cho sự truyền thông đó.

Còn quá sớm để nói về.... điều trị

                   Một vấn đề đặt ra là liệu sự đặt lại vấn đề một cách gay gắt về cách giải thích cổ điển về ung thư có đưa lại những tiến bộ về điều trị hay không? Hãy còn quá sớm để nói về điều đó. Nhưng không có gì cản trở các nhà ung thư học nghiên cứu về vấn đề đó. Ví dụ như họ đang kiểm chứng những kết quả thực nghiệm cho thấy có khả năng đảo ngược tính gây ung thư. Những nghiên cứu dược học cũng đang thử phục hồi lại những tế bào dị thường trong"tổ chức mô" bình thường của chúng và khôi phục lại sự đối thoại giữa những tế bào. Đối mặt với một bệnh lí gây tử vong cao, phức tạp như ung thư và sự điều trị lại còn chưa hoàn hảo và thiếu hiệu quả này, lẽ nào một con đường mới có luận cứ hẳn hoi lại không đáng để khám phá sâu nữa hay sao?

                                                                                                    BÁO KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN SỐ 391

                                                                                                       (Theo Tạp chí Science et Vie)

Lời bànTheo quan điểm của Soto và Sonnenschein thì ung thư chính là sự rối loạn (bất bình thường) sự truyền thông giữa các tế bào. Nếu ta phát hiện được sự rối loạn đó và điều chỉnh để sự rối loạn đó trở lại bình thường thì chúng ta có thể phòng và điều trị được hầu hết các bệnh ung thư, miễn là sự rối loạn đó chưa ở giai đoạn muộn. Điều này nằm trong khả năng của chúng ta. 

 

Bằng chứng sự tồn tại của tế bào gốc ung thư

 

 (TNO) Ba nghiên cứu khác nhau cho thấy sự tồn tại của tế bào gốc ung thư, chấm dứt tranh luận trong một thập niên qua về việc các khối u phát triển như thế nào, theo AFP.

Được công bố trên hai chuyên san Nature  Science, cả ba nghiên cứu về tế bào gốc ung thư đều tiến hành trên chuột thí nghiệm. Các tế bào gốc là các tế bào ban đầu, phát triển thành các mô đặc trưng của cơ thể, và là nguồn bổ sung cho các mô đã bị hư hại.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y khoa đại học Utretch (Hà Lan), tập trung vào chứng ung thư ruột. Trong trường hợp này, tế bào gốc khỏe mạnh bị biến đổi và tạo ra tế bào khởi nguyên cho các khối u. Khối u có chứa tế bào gốc, từ đó tạo ra các tế bào ung thư mới.

Vì tế bào gốc ung thư tương tự như tế bào gốc bình thường nên hầu hết các phương pháp điều trị cũng gây hại cho các tế bào gốc bình thường. Do vậy, các nhà khoa học tiến hành so sánh tế bào gốc ung thư và tế bào gốc bình thường để tìm ra sự khác biệt giữa chúng.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác tại Mỹ lại tập trung vào khối u ở não. Nhóm nghiên cứu cho biết họ phát hiện một tập hợp con các tế bào là nguồn phát triển khối u mới sau khi đã tiến hành hóa trị.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy sự tồn tại của tế bào gốc ung thư, theo nhà nghiên cứu Luis Parada, Trung tâm Y tế Trường đại học Tây nam Texas (Mỹ).

Một nhóm các nhà khoa học khác tại Bỉ và Anh thì tìm thấy một tập hợp con các tế bào khối u có đặc tính tương tự như tế bào gốc ở căn bệnh ung thư da.

Công nghệ mới cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sự phát triển của khối u ung thư ở trạng thái tự nhiên. Nhận biết sự tồn tại của tế bào gốc ung thư sẽ giúp đánh giá lại các phương pháp điều trị hiện nay và phát triển các phương pháp điều trị mới, theo nhà nghiên cứu Parada.

 

Lời bàn: 

      Theo nhà nghiên cứu Luis Parada, trung tâm y tế trường Đại Học Tây Nam Texas (Mỹ) thì tế bào gốc ung thư tồn tại trong cơ thể mỗi người, không phải tế bào gốc ung thư từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Trong những điều kiện được kiểm soát tế bào gốc ung thư không phát triển thành khối u. Do tác động của môi trường  (có nguồn gốc vật lý, hóa học....) làm rối loạn thông tin giữa các tế bào thì các tế bào gốc ung thư sẽ phát triển thành các khối U.

 

 

 

Hóa trị có thể phản tác dụng?

 (TNO) Hóa trị có thể gây tổn hại đến tế bào khỏe mạnh, khiến tế bào tiết ra một dạng protein giúp duy trì sự tăng trưởng của khối u, làm chúng “lì đòn” hơn trong các đợt điều trị sau đó.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa ra kết luận hoàn toàn bất ngờ trên trong nỗ lực tìm ra câu hỏi giúp giải thích tại sao tế bào ung thư lại có khả năng “phòng thủ kiên cường” bên trong cơ thể người, trong khi chúng dễ bị tiêu diệt trong môi trường thí nghiệm.

Khi kiểm tra tác dụng của hóa trị đối với tế bào trích xuất từ bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, các chuyên gia phát hiện được chứng cứ cho thấy ADN bị tổn hại trong tế bào khỏe mạnh sau đợt trị liệu, theo báo cáo trên chuyên san Nature Medicine.

Liệu pháp hóa trị hoạt động bằng cách ngăn cản sự sản sinh của các tế bào phân chia nhanh, như dạng có trong các khối u ung thư.

Các nhà khoa học phát hiện những tế bào khỏe mạnh bị tổn hại sau đợt hóa trị sẽ tiết ra nhiều protein WNT16B, có tác dụng tăng cường khả năng sống sót của tế bào ung thư.

“Sự gia tăng WNT16B là điều nằm ngoài dự đoán”, theo chuyên gia Peter Nelson của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle.

Nhóm nghiên cứu cho hay đã xác nhận phát hiện này trong trường hợp các khối u ung thư vú và ung thư buồng trứng.

                                                                                                                          (Sưu tầm)


 

https://qik.com.vn/