TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

TIN-BÀI SƯU TẦM

NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ VI KHUẨN

17/03/202354 Lượt xem

 

 MỖI TẾ BÀO CHỨA 10 CON VI KHUẨN

 

TS. Doushqau Erlihs, nhà di truyền học Pháp, thành viên của dự án cho biết: " Mỗi chúng ta mang trong mình khoảng 2 kg vi khuẩn, chúng thường trú trên da, trong miệng và ruột. Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe, vi khuẩn còn tác động đến cả hành động và suy nghĩ của chúng ta". Vậy, với số lượng vi khuẩn lớn như vậy ký sinh trên người, chúng tác động thế nào tới cơ thể ?

Với sự tham gia của các nhà vi khuẩn học trên khắp thế giới nhằm tìm ra chất liệu di truyền (Microbiom) của hơn 200 loại vi khuẩn và nấm cộng sinh đang trú ngụ trên cơ thể con người hàng này, để trả lời câu hỏi trên.

Cơ thể con người là tập hợp của hằng hà sa số sinh vật cùng cộng sinh, là quan điểm của nhiều nhà khoa học. Nhà sinh vật học người Mỹ Brwus bearun cho rằng, không chỉ tồn tại, chúng còn có thể thay đổi tâm trạng và hành vi của con người. Chúng cũng sinh sôi nảy nở, vì thế số lượng của chúng luôn phát triển, nếu tính bình quân mỗi tế bào trong người chúng ta chứa khoảng 10 con vi khuẩn !

 Trong qúa trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện, có sự dịch chuyển ADN  của một số loại vi khuẩn sang loài động vật. Đó là sự liên kết bền vững giữa vi khuẩn và loài ong ruồi. Bởi khi nghiên cứu ADN của loài ong này, các nhà khoa học đã phát hiện rằng chúng chứa đầy gen di truyền của loại vi khuẩn Wolbaci.

 Với phát hiện này, các nhà khoa học đã có quan điểm mới về vật chất di truyền ở con  người. Nghĩa là trong thực tế, ta phải phân biệt giữa vật thể di truyền của vi khuẩn với vật thể di truyền của con người. " Phần lớn vi khuẩn có trong cơ thể chúng ta là do thừa hưởng từ mẹ" - TS. Richar Robert, người đoạt giải Nobel về y học đã kết luận như vậy.

Sự ra đời của một đứa trẻ cũng là qúa trình chuyển giao vi khuẩn giữa mẹ và con. Những nghiên cứu từ các cặp song sinh và anh chị em ruột đã chứng minh nhận định này.

  VI KHUẨN, NGUỒN GỐC CỦA MỌI VẬT THỂ SỐNG

  Nhà nghiên cứu Richar Robert còn khẳng định "vi khuẩn được sinh ra là để tồn tại trong con người". Theo ông, động cơ tiến hóa của vi khuẩn là sự sao chép và phát triển "Vi khuẩn có mặt cách đây 3,5 triệu năm, còn vật thể đa bào là 650 triệu năm. Chúng xuất hiện là do sự liên kết giữa các tế bào đơn lẻ với gen di truyền. Với vi khuẩn cũng vậy. Khi liên kết với nhau, chúng tạo ra môi trường thuận lợi để các vi khuẩn khác phát triển". 

  Hawller Bloom, nhà sinh vật học khẳng định về sự hợp tác giữa các loại vi khuẩn trong cơ thể chúng ta. Cũng như Robert, Hawller Bloom cho rằng sự trao đổi gen giữa các vi khuẩn đã xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của sự sống trên trái đất, tương tự như nó đang xảy ra ngày nay.

  Vi khuẩn Sulfolobus acido-caldarius, được xem là cụ tổ trong các phả hệ của các loại vi khuẩn đang tồn tại, được tìm ra bởi phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu ở Haidelberg. Và cụ tổ của vi khuẩn, nguồn gốc của mọi vật thể sống, có thể thích ứng với nhiệt độ cao như trong núi lửa trên đất liền hay dưới biển. 

  Một lý thuyết được đưa ra: 500 năm sau khi trái đất hình thành, tại những nơi có núi lửa hoạt động, những dải đan xen đầu tiên đã hình thành từ tấm mạng khổng lồ vi khuẩn.Dần dần các tế bào đã tạo ra những dạng tế bào phức tạp chứa hàng triệu tế bào: sinh vật, động vật và con người. Do đó, chúng ta luôn mang trong người cả một ngân hàng dữ liệu ra đời từ " bộ não tập thể của vi khuẩn" 

Lý thuyết này dẫn tới nhận định: vi khuẩn là nguồn gốc của mọi sự sống và nếu không có chúng thì sẽ không có sự sống của muôn loài trên trái đất như ngày nay. Nhận định này trái ngược với thực tế chúng ta đang cố gắng loại vi khuẩn ra khỏi cuộc sống.

VI KHUẨN CÓ ĐÁNG SỢ

  Nếu cố gắng loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể con người sẽ dẫn tới thảm họa. Đó là cảnh báo của nhà vi sinh vật Mỹ Martin Bleaizer. Ví dụ điển hình là Helicobacter Pylori, loại vi khuẩn có mặt trong dạ dày của con người. Chúng ta thường dùng kháng sinh để diệt Helicobacter Pylori (H.P) vì chúng gây ra chứng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên những ai có H.P sẽ có 40% cơ hội để không bị viêm loét dạ dày, bởi nó giữ cho đường tiêu hóa giảm nguy cơ dị ứng. : Vi khuẩn này đã tồn tại liên tục trong dạ dày con người 10.000 năm trở lại đây, nếu nó có hại thì nó đã không thể tồn tại lâu đến như vậy", Blaeizer khẳng định.

  Tuy nhiên, tỷ lệ những người mang vi khuẩn H.P khôn giống nhau, tại châu Phi có tới 90% trẻ em mang loại vi khuẩn này, trong khi đó ở Mỹ là 5%. Thống kê trên cho thấy tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày, dị ứng và ung thư đường tiêu hóa càng cao ở Mỹ và cao hơn hẳn ở châu Phi. H.P chỉ là một ví dụ về sự cộng sinh chặt chẽ giữa con người và vi khuẩn. 

 THU HÂN

                                                                                                                                                                                                                                         (Theo Paraleli-Bulgar)

                                                                                                                                                                                                                            (Báo SK và ĐS số 55, ngày 5/4/2009)

 

https://qik.com.vn/