TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM

CÂU CHUYỆN Y HỌC

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM VỚI NHỮNG BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

17/03/2023262 Lượt xem

 TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT  NAM VỚI NHỮNG BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

 

    Các bạn thân mến! Theo Tây y, bệnh về cơ quan hô hấp đựơc chia thành: Bệnh về đường hô hấp trên gồm vùng xoang mũi, xoang trán, vùng hầu họng và bệnh về đường hô hấp dưới gồm bệnh ở khí quản, phế quản,phế nang, màng phổi.

    Bài viết này đề cập đến bệnh về đường hô hấp dưới với GÓC NHÌN CỦA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM.

 

    BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI THƯỜNG GẶP LÀ:

    1-Viêm phế quản cấp

    2- viêm phổi do Virut

    3- Viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniace

    4-Viêm phổi do phế cầu

    5- Lao phổi

    6 hội chứng tràn dịch màng phổi

    7-Hội chứng tràn khí màng phổi

    8-Hen suyễn

    9-Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    10-Dãn phế quản.

 

Những bệnh nêu ở trên, nếu mới phát hay viêm cấp đều phải điều trị bằng thuốc đặc trị và theo phác đồ điều trị của Tây y. Sau khi điều trị  đã khỏi( đối với viêm cấp) hoặc đã ổn định(Đối với bệnh mãn tính), bệnh nhân đã thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi theo lời dăn của bác sĩ nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng bị tái phát lại hay có những bệnh vẫn phải dùng thuốc thêm một thời gian dài,thậm chí có bệnh phải chung sống với nó suốt đời như Hen suyễn mạn tính, dãn phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

    Một câu hỏi là: Có những đốt sống nào(tiết đoạn thần kinh tủy sống nào) liên quan tới những bệnh này không? Nó có vai trò gì trong việc TÁC NHÂN gây nên bệnh và có vai trò gì trong việc điều trị để bệnh khỏi và ổn định lâu dài, trả lại khả năng lao động cho người bệnh? Đình Thi sẽ trả lời và giới thiệu với các bạn những vấn đề các câu hỏi đã nêu trên và cũng giúp cho các bạn đã và đang học TĐCS VN có thêm những hiểu biết mà Sư tổ chưa viêt ra thành tài liệu

    Trươc hết chúng ta cần biết thêm những cơ quan hay bộ phận nào trong cơ thể có vai trò quan trọng trong sự hô hấp? ĐÓ LÀ VAI TRÒ CỦA CƠ HÔ HẤP. Là cơ ức đòn chũm và cơ hoành cách.Những người thở ngắn hơi, thỏ khó mà không tìm ra nguyên nhân thì đều do hai cơ hô hấp này bị suy nhược. Khi ta hít vào, cơ ức đòn chũm kéo nâng lồng ngực lên và cơ hoành hạ xuống khoang bụng để phổi có thể tích lớn nhất và lấy được nhiều Oxy nhất.Quan sát những người bị Hen mạn tính ta thấy cổ của bệnh nhân nhỏ hơn bình thường, cơ ức đòn chũm nhược đi. Những cầu thủ bóng đá thì cơ ức đòn chũm phát triển to khỏe ra, thậm chí bạnh sang hai bên. Khi hết thi đấu , làm huấn luyện viên hay chuyển nghề thì cơ ức đòn chũm lại trở về bình thường. Đó là sự tự điều chỉnh của cơ thể con người.

 

    TRỞ LẠI BỆNH HEN SUYỄN: Hen là thở ra khó, suyễn là hít vào khó. Đây là từ ghép của hai bệnh mà có bệnh nhân mắc cả hai. Khi thở ra, cơ hoành phải đẩy lên phía khoang lồng ngực, cơ ức đòn chũm thì hạ xuống làm cho phổi XẸP ĐƯỢC NHIỀU NHẤT và đẩy được CO2 ra nhiều nhất. Khi cơ hoành yếu thì thở ra khó; Khi cơ ức đòn chũm và cơ hoành yếu thì thở vào khó và lấy được ít Oxy. Do đó khi người bệnh bị hen suyễn lên cơn hen suyễn thì thở gấp ngắn hơi,cái cổ phập phồng……Cơ hoành là một cơ hô hấp nên những người béo bụng, đàn ông thường đeo thắt lưng trễ xuống bụng dưới; vì đeo ngang bụng thì ruột non, ruột già bị ép vào cơ hoành gây khó thở.

    Có khi nào những bệnh nhân bị hen mạn tính, hen suyễn mạn tính khó thở khi thời tiết thay đổi đặt câu hỏi tại sao bản thân mình lại bị như vậy không? Tây y chưa tìm hiểu và cũng không tìm được nguyên nhân tại sao hai cơ này yếu đi (cái gì, yếu tố nào làm hai cơ này yếu đi)

    Phương pháp TĐCS VN nhận thấy rằng một số đốt sống (Tiết đoạn thần kinh tủy sống ) vùng cổ và lưng trên chi phối hoạt động các cơ này; nếu các tiết đoạn thần kinh này bị rối loạn sự hoạt động sẽ là nguyên nhân gây nên suy nhược cơ ức đòn chũm và cơ hoành.

    -Chi phối hoạt động cơ hoành có các đốt cổ C2,C3,C4,C5 và các đốt sống lưng từ T1==>T5.

    -Chi phối hoạt động cơ ức đòn chũm là C6.

    Những người bị bệnh Tâm Phế mạn tính thì các đốt sống vùng cổ thường bị thoái hóa , cơ cổ xơ teo nhỏ đi. Nếu ta giữ gìn vùng cổ không bị xơ co thoái hóa, thì cơ ức và cơ hoành sẽ hoạt động tốt;Sự hít thở của chúng ta cũng dễ dàng.

    Gửi các bạn đã và đang học PP TDDCS: Nếu các bạn gặp bệnh nhân bị Tâm Phế mạn tính hít vào khó, mạng sườn tại T9,T10 bên trái và bên phải phập phồng ta chữa ngay tại C2,C3,C4, trọng điểm thường bên trái; ở cả ba lớp NGOÀI, GIỮA, TRONG. Thường là cắt được cơn khó thở và xương sườn không phập phồng nữa hoặc kéo dài thời gian không phập phồng với bệnh nhân nặng.

    Một số các đốt sống liên quan tới Khí quản,phế quản, phổi:

    *Khí quản: Tập trung tại T2,3,4,5 thể hẹp. Riêng T3,4 thể rộng và lớn. Tại T2,5 thể hẹp nhưng ở cả ba lớp ngoài, giữa, trong.

     *Phế quản: Trọng khu khu trú ở T5 thể hẹp và lớn nhưng thể hẹp hay gặp hơn.

      *Phổi:  Trọng điểm thường ở bên trái C2,3,4,5 và T1,2,3,4,5.

        - Tại T1 trọng điểm ở lớp ngoài thể rộng.

      - Tại T2 trọng điểm ở ba lớp và thể rộng.

      - Tại T3 trọng điểm ở cả ba lớp ba thể.

      - tại T4 trọng điểm ở lớp ngoài thể rộng

      - Tại T5 trọng điểm ở cả ba lớp, thể rộng.

      - Tại T6 trọng điểm ở lớp ngoài.

    * Ở vùng cổ C4 là trung tâm hô hấp. Tác động vào C4 là tác động vào dây thần kinh ngoại biên và dây phế vị(dây phó giao cảm).

    * Các ca sĩ, nếu giữ cho vùng cổ và vùng T1==> T5 các đốt sống luôn tốt không bị biến đổi và đặc biệt là T5 thì giọng hát trong trẻo, sáng rõ và sẽ giữ được giọng hát lâu dài.

     Các bạn thân mến! Cùng một độ tuổi, cùng môi trường lao động, cùng chế độ sinh hoạt ăn uống như nhau nhưng có người bị mắc hoặc hay mắc bệnh về đường hô hấp dưới, có người không bị? Vậy các đốt sống vùng lưng trên từ T1==>T5 có liên quan gì đến điều đó không? Và sự liên quan đó được biểu hiện ra như thế nào?

 

     Xin trả lời ngay các bạn: Khi các đốt sống lưng từ T1 đến T5 mà khe đốt thưa ra, lớp cơ đệm trên gai vẫn còn đầy đủ, nhìn mắt thường ta thấy cột sống có vẻ bình thường và chỉ khi đặt tay lên các đốt sống đó ta mới phát hiện ra thì những người này hay bị mệt mỏi,hay bị cảm nhẹ nhất là khi thời tiết thay đổi. Khi các khe đốt từ T1 đến T5 thưa ra, cơ trên gai đã XƠ CO NHƯỢC và khe đốt HƠI LÕM XUỐNG thì những người này hay mắc bệnh về đường hô hấp dưới và có người bị chứng tê tay, tê chân, người như say rượu, mệt  mỏi cảm giác như sốt, giống như bệnh tê tê, say say.

     Khi cac đốt sống từ T1 đến T5 có các khe đốt thưa và hở thì sự  đề kháng của các cơ quan hô hấp dưới yếu đi rất nhiều. Và nếu làm việc trong môi trường có trực khuẩn Lao hay các Virut vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp dưới thì rất dễ mắc.

    Khi các khe đốt thưa hở nhiều, cơ trên gai sống TEO MỎNG ta hay gặp ở những bệnh nhân bị lao phổi phải nằm thở Oxy. Những bệnh nhân bị như thế thì người gần như da bọc xương, chân tay như ống sậy.

   Để phục hồi các hình thái khe đốt thưa hở, cơ trên gai teo nhược  sẽ mất nhiều thời gian điều trị và bao giờ cũng khó hơn việc tác động để lớp cơ đệm xơ co dầy mềm dần ra; Các lớp cơ TEO MỎNG của bệnh Lao phổi lại càng khó hơn VÀ MẤT NHIỀU THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ. Trong trường hợp này, lực tác động phải nhẹ nhàng tạo cho bệnh nhân cảm giác đau dẽ chịu tại điểm ta tác động. Chú ý trọng điển ở hai cạnh đốt và khe đốt. Phải áp dụng đứng thủ thuật  VÊ DI, VÊ XOAY,VÊ ĐẨY nếu đốt sống có lệch góc hay vênh ở góc.

    Các bạn thân mến! Bài viết này không đi sâu, chi tiết vào từng bệnh của đường hô hấp dưới mà chỉ nêu một cái nhìn TỔNG QUAN những đốt sống cổ và lưng trên biến đổi như thế nào sẽ là những điều kiện, tác nhân làm suy yếu khả năng phòng và miễn dịch của cơ quan hô hấp và đưa ra phương hướng và cách khắc phục sự biến đổi các đốt sống đó.

       Như vậy, nếu giữ được các đốt sống vùng cổ không bị thoái hóa,xơ co làm mất hình thái sinh lý bình thường và giữ cho các đốt sống lưng từ T1==>T5 KHÔNG BỊ THƯA HỞ,TRŨNG Ở KHE ĐỐT  thì ta sẽ có cơ quan hô hấp và tuần hoàn và những cơ quan khác liên quan đến vùng này luôn luôn khỏe mạnh, và cũng là điều kiện quan trọng để ta có cơ thể khỏe mạnh.  

      Gửi các bạn đã và đang học TĐCS VN:  ở bài trước TĐCS VN với bệnh về tuần hoàn –tim mạch, Đình Thi đã giới thiệu lớp cơ bệnh lý thường gặp là mềm và mềm dầy. Trọng điểm khu trú ở lớp ngoài và lớp giữa; thì ở bệnh về đường hô hấp dưới, lớp cơ bệnh lý thường là xơ co dai chắc(gặp ở hen phế quản,khó thở mà không rõ nguyên nhân), hoặc xơ co và xơ co teo mỏng(gặp ở bệnh Lao phổi); trọng điểm thường khu trú ở cả ba lớp và đặc biệt ở lớp trong.. Nếu ta không giải tỏa được hết lớp cơ bệnh lý thì bệnh chỉ đỡ chứ không khỏi hẳn được.

     Tại cuốn bệnh học theo phương pháp TĐCS VN do Đình Thi biên soạn đã giới thiệu hướng điều trị các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới. Một số bạn ở chi hội TĐCS Hà Nội đã có tài liệu này, các bạn có thể tham khảo.

 

 (Hà Nội, 14-4-2014  ĐĐT)

 

   

 

 

Hình 1: Hình ảnh cột sống cổ thoái hóa nặng. Cơ cổ bị teo nhược. C6,C7 lồi ra sau.

Khe C6 và C7, Khe C7 và T1 thưa và hở. Bệnh nhân bị Tâm Phế mạn tính 

 

 

Hình 2: Hình ảnh các đốt sống cổ C6,C7,T1,T2 các khe đốt sống thưa và hở. Bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính.

 

 

 

Hình 3: Các đốt sống từ C6 đến T5 có khe đốt bị thưa. Cơ trên gai sống xơ co dai chắc.

Loại và thể của bện HEN PHẾ QUẢN MẠN tính

                                                                                                     

  

 

Hình 4: Hình ảnh các đốt sống từ C6 đến T4 bị thưa và hở. Hình thái này rất đẽ bị mắc lao phổi.

https://qik.com.vn/